Chuyển đổi số là điều kiện tiên quyết tạo sức bật cho tăng trưởng

Thứ ba - 12/01/2021 00:00 152 0

Chuyển đổi số là điều kiện tiên quyết tạo sức bật cho tăng trưởng

Chuyển đổi số là điều kiện tiên quyết tạo sức bật cho tăng trưởng giai đoạn tới. Nếu không chuyển đổi số kịp thời, có thể dẫn tới nguy cơ nền kinh tế tụt hậu.

Sáng nay (4/1), ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2021, Văn phòng Chính (VPCP) phủ tổ chức Họp báo thông tin về Nghị quyết số 01 và Nghị quyết 02 của Chính phủ. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì họp báo.

"Một trong những nội dung quan trọng trong dự thảo Văn kiện Đại hội XIII cũng như trong Nghị quyết 01 của Chính phủ có đề cập là việc thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia. Việc này có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình phát triển đất nước trong thời gian tới. Chính phủ đã chuẩn bị những gì cho công cuộc chuyển đổi số này?", báo VietNamNet đặt câu hỏi.

Không chuyển đổi số kịp thời, nguy cơ nền kinh tế tụt hậu

Trả lời, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương cho biết, chương trình chuyển đổi số quốc gia không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi cơ quan Nhà nước, mà còn có ý nghĩa quan trọng trên diện rộng, đặc biệt là với DN.

12.jpg

Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương

"Trong quá trình tái cơ cấu DN, việc kết hợp áp dụng kỹ thuật , công nghệ số là đòi hỏi khách quan và bức thiết để phục vụ cho tăng trưởng. Đây là điều kiện tiên quyết để chúng ta có được sức bật cho tăng trưởng giai đoạn tới và nếu không chuyển đổi số kịp thời, có thể dẫn tới nguy cơ nền kinh tế tụt hậu. Vì vậy, đòi hỏi bức thiết là phải chuyển đổi số", Thứ trưởng Bộ KH-ĐT nhấn mạnh.

Nói về bước đi cụ thể của chương trình chuyển đổi số quốc gia, ông Phương cho hay, sau khi có chương trình, đề án cụ thể triển khai Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ sẽ có bước đi phù hợp với từng ngành, lĩnh vực.

"Riêng Bộ KH-ĐT đã đề xuất Chính phủ triển khai ngay từ năm 2021 một chương trình hỗ trợ các DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa trong việc chuyển đổi số và cơ cấu lại DN ngay từ năm đầu của nhiệm kỳ 5 năm tới để cố gắng cho các DN của Việt Nam có khả năng bắt kịp xu thế chuyển đổi số rất mạnh mẽ", Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Ông cũng khẳng định, chuyển đổi số cũng là điều kiện giúp các DN Việt Nam có sự liên kết với nhau, tạo sức mạnh tổng hợp, làm cho DN có thể phát triển, lớn mạnh.

Ba mối quan hệ trong chuyển đổi số

Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho rằng, nói chuyển đổi số quốc gia thực tế là tiến tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

Muốn vậy, ngoài việc phải giải quyết trọn vẹn ba khâu thể chế, nền tảng, đào tạo nguồn nhân lực thì phải xử lý ba mối quan hệ.

Thứ nhất, Chính phủ điện tử là xử lý mối quan hệ của các cơ quan hành chính Nhà nước.  Hiện đã đã thực hiện kết nối các cơ quan Đảng, Quốc hội và 4 cấp chính quyền (Trung ương, tỉnh, huyện, xã).

"Chúng ta phải kết nối điện tử hóa và số hóa, bảo mật thông tin. Nghị định 45/2020 xác nhận tính pháp lý của văn bản điện tử có giá trị như văn bản có chữ ký tươi. Khi đã nhận dữ liệu một lần, sẽ không bắt người dân, DN mang hồ sơ giấy đến và không có scan giấy tờ. Thực hiện số hóa thì các cơ quan Nhà nước cũng phải số hóa hồ sơ", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ông cũng cho biết, từ tháng 5/2018, VPCP đã thực hiện VPCP phi giấy tờ, thay vì lưu hồ sơ giấy thì lưu trữ điện tử.

13.jpg

Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng

Thứ hai, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chính phủ hay cơ quan Nhà nước phải xử lý mối quan hệ với người dân và DN thông qua dịch vụ công, thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Ông Dũng nói: "Chúng ta mới triển khai Cổng dịch vụ công quốc gia một năm 26 ngày và đã có 100,5 triệu lượt truy cập, trên 400 ngàn tài khoản đăng nhập một lần duy nhất và làm giàu dữ liệu. Hiện, các cơ quan đang tiếp tục thực hiện dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai và rất nhiều ngành đã và đang tích cực thực hiện như nông nghiệp, ngân hàng, công thương, tài chính...

Thứ ba là phải xử lý mối quan hệ giữa các DN với đơn vị cung cấp dịch vụ công; thanh toán không dùng tiền mặt… 

"Với cách tiếp cận như vậy, vừa rồi VPCP chủ trì, mạnh dạn giao đầu bài cho DN trong nước là VNPT và Viettel thực hiện, có chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá sự an toàn, bảo mật cho hệ thống. Bây giờ kết nối làm sao để người dân, DN làm thủ tục không phải đến các cơ quan Nhà nước nữa", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin.

Thu Hằng

Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chuyen-doi-so-la-dieu-kien-tien-quyet-tao-suc-bat-cho-tang-truong-702715.html



  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay385
  • Tháng hiện tại19,448
  • Tổng lượt truy cập2,113,431

học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM
Công khai minh bạch
góp ý dự thảo
hợp không giấy
Thư điện tử
công báo tỉnh
cải cách hành chính
dịch vụ điện trực tuyến
xúc tiến đầu tư
csdl quốc gia
ZALO OA Phòng LĐTBXH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây