Giới thiệu chung

Trảng Bàng

     Nếu theo từ nguyên thì "trảng" là vùng đất thưa cây cối thân gỗ chỉ có cây thân thảo mới mọc được vì nó là vùng trũng lại ngập nước[1] và bàng là loài cây thân thảo dùng trong việc đương đệm có nhiều ở cái trảng này cho nên người dân trong vùng quen gọi là Trảng Bàng, người Việt khi đến vùng này thấy địa hình như vậy mà đặt tên.

     1. Địa điểm vị trí địa lý, tiềm năng thế mạnh của thị xã Trảng Bàng:

     - Thị xã Trảng Bàng nằm ở phía Nam tỉnh Tây Ninh (Phía Bắc: giáp huyện Gò Dầu, Dương Minh Châu; Phía Nam: giáp tỉnh Long An và TP. Hồ Chí Minh; Phía Đông: giáp tỉnh Bình Dương; Phía Tây: giáp Vương quốc Campuchia). Có 02 con sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn chảy qua địa bàn thị xã. Diện tích tự nhiên tòan thị xã 34.027,30 ha (Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 26.576,10 ha, diện tích đất phi nông nghiệp 7.429,32 ha; diện tích đất chưa sử dụng 21,88 ha) gồm 10 xã, thị trấn. Thị xã Trảng Bàng cách TPHCM 40km, cách Củ Chi 12km. Cách Gò Dầu 11km, cách thành phố Tây Ninh 50km.

     - Thị xã Trảng Bàng là cửa ngõ phía Tây của TPHCM và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Đường xuyên Á (quốc lộ 22) qua Phnompenh và đường quốc lộ 22B nối Xiêm Riệp - Campuchia tới thành phố Hồ Chí Minh đều qua Trảng Bàng. Dự án phát triển Đường Hồ Chí Minh xuyên Việt  từ Bắc vào Nam qua Trảng Bàng. Trảng Bàng là cánh cửa của Tây Ninh liên hệ với TP.HCM và ĐBSCL. Các đường giao thông từ Tây Ninh về TPHCM và đi các tỉnh đều phải qua Trảng Bàng.

     - Tiềm năng thế mạnh: thị xã Trảng Bàng là cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh với TP.Hồ Chí Minh. Gần các đô thị lớn, có tuyến đường bộ QL22 - tuyến Xuyên Á, tuyến đường Cao tốc và đường sắt HCM - Mộc Bài, QL14C. Tuyến đường thủy sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông. Khả năng phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nông nghiệp đô thị với các đặc sản nông nghiệp, nghề truyền thống. Có nguồn lao động lớn, trẻ, chất lượng ngày càng cao. Là thị xã nằm trong nhóm địa phương có sự phát triển KTXH dẫn đầu tỉnh Tây Ninh. Trong thời gian tới đầu tư xây dựng để trở thành một cực tăng trưởng lớn ở phía Nam của Tỉnh trên cơ sở phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các dự án phát triển KCN: Linh Trung III, Phước Đông - Bời Lời, Trảng Bàng, Thành Thành Công; các trung tâm dịch vụ - du lịch và nông nghiệp kỹ thuật cao gắn kết với các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật diện rộng.

     2. Món ăn nổi tiếng: 

     Bánh canh Trảng Bàng và bánh tráng Trảng Bàng được khá nhiều du khách thập phương yêu thích. Đặc biệt là món bánh tráng phơi sương. Trước khi ăn, vào buổi tối, khi nhìn thấy những chậu kiểng ươn ướt man mát hơi sương, người ta đem các vỉ bánh ra phơi độ một, hai phút để hơi sương thấm vào bánh, làm cho bánh có độ dẻo vừa đủ mà không ướt, nát. Bánh tráng phơi sương thường được phục vụ cùng với thịt luộc và rau sống (dùng bánh tráng để cuốn thịt và rau, do đó bánh cần có độ dẻo), chấm nước mắm tỏi ớt. Lịch sử anh hùng: Quê hương Trảng Bàng đã trải qua cuộc kháng chiến chống giặc Mỹ cực kì khốc liệt. Cùng với địa đạo Củ Chi tạo nên vành đai cách mạng. Ngày nay còn đó địa đạo An Thới là chiến tích. Ngoài ra Trảng Bàng còn hai lần phong tặng Anh Hùng. Anh hùng trong chống giặc và Anh hùng trong sản xuất. Ngày nay, Trảng Bàng là thị xã có Khu Công nghiệp tập trung lớn nhất tỉnh. Trảng Bàng là vùng đất địa linh nhân kiệt. Nhìn từ trên cao, vùng đất này có hình dáng như con chim phụng đang cất cánh bay cao.

     3. Lĩnh vực cần kêu gọi đầu tư trên địa bàn thị xã:

     - Trên cơ sở các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được quy hoạch (khu công nghiệp Trảng Bàng, khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III, khu công nghiệp Thành Thành Công và khu liên hợp công nghiệp, đô thị và dịch vụ Phước Đông - Bời Lời) cần tiếp tục đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ trong và ngoài hàng rào, có các dịch vụ, tiện ích phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và công nhân để thu hút kêu gọi đầu tư.

     - Bảo tồn và tạo điều kiện phát triển các nghề, nghề truyền thống trên địa bàn như: nghề sản xuất bánh tráng (tập trung chủ yếu ở thị trấn Trảng Bàng, các xã An Tịnh, Gia Lộc, Lộc Hưng, Hưng Thuận và Đông Thuận) nghề sản xuất các sản phẩm từ mây tre, lá ( tập trung chủ yếu ở các xã An Hòa, An Tịnh và Gia Bình) nghề rèn (phục vụ du lịch) và nghề trồng hoa, cây cảnh.

     - Trong phát triển nông nghiệp: khuyến khích phát triển mạnh mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với công nghệ cao như vùng chuyên canh lúa (tập trung ở các xã Phước Chỉ, Phước Lưu, An Hòa, Gia Bình, Lộc Hưng) và vùng chuyên canh mía, chuyên canh bắp, đậu phộng (xã Lộc Hưng) chuyên canh rau màu an toàn (xã An Tịnh, An Hòa). Kêu gọi đầu tư bao tiêu sản phẩm một số cây trồng chưa có nhà đâu tư bao tiêu sản phẩm như: cây lúa, cây rau các loại (khổ qua, dưa leo, bầu, bí, ớt, đậu bắp, cà nâu, …), cây màu (đậu xanh), cây hoa lan cắt cành. Kêu gọi đầu tư trong khu 149 ha tại ấp Bùng Binh-xã Hưng Thuận các lĩnh vực: Chợ đầu mối nông sản, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ nhà màng, nhà kính để phát triển rau quả, nấm ăn, nấm dược liệu, hoa kiểng; sản xuất giống bằng công nghệ mô tế bào, giống cây trồng, giống rau hoa và giống nông nghiệp khác. Kêu gọi đầu tư Khu giết mổ tập trung gia súc gia cầm thị xã Trảng Bàng. Kêu gọi đầu tư bao tiêu sản phẩm một số vật nuôi: sữa bò sữa, sản phẩm thịt bò thịt, cá lóc nuôi...

     4. Tổng diện tích các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã, diện tích đất từng khu công nghiệp chưa được lắp đầy. Ngành nghề, lĩnh vực các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã đang kêu gọi đầu tư và các chính sách ưu đãi liên quan:

     a. Hiện nay trên địa bàn thị xã có 04 Khu công nghiệp tập trung được Chính Phủ cấp phép với diện tích 3384,43 ha và diện tích đất đã cho thuê là 870,61 ha chiếm tỷ lệ 56,41%. Các khu công nghiệp đang phát triển thu hút được nhiều nhà đầu tư vào thực hiện dự án và tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội của thị xã. Gồm có:

     - Khu công nghiệp Trảng Bàng 189,57 ha và diện tích đất đã cho thuê là 129,163 ha chiếm tỷ lệ 97,14%. Tổng số 82 dự án trong đó có 62 dự án FDI với vốn đầu tư 245,72 triệu USD và 22 dự án trong nước với vốn đầu tư 3.207,31 tỷ đồng. Đã có 72 dự án đi vào hoạt động.

     - Khu công nghiệp Thành Thành Công là 760 ha và diện tích đất đã cho thuê là 182,708 ha chiếm tỷ lệ 35,37%. Tổng dự án là 41, trong đó có 35 dự án FDI với vốn đầu tư 743,19 triệu USD  và 06 dự án trong nước với vốn đầu tư 387,3 tỷ đồng. Đã có 16 dự án đi vào hoạt động.

     - Khu công nghiệp và chế xuất Linh Trung III có quy mô 202,67 ha, đã hoàn thiện hạ tầng và thu hút nhiều đầu tư với diện tích đất đã cho thuê là 117,943 ha chiếm tỷ lệ 89,07%. Tổng dự án là 82, trong đó có 67 dự án FDI với vốn đầu tư 327,05 triệu USD  và 15 dự án trong nước với vốn đầu tư 1.777,73 tỷ đồng. Đã có 74 dự án đi vào hoạt động.

     - Dự án Khu Liên Hợp Công Nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Phước Đông Bời Lời 2190 ha (chia 2 giai đoạn thực hiện). Hiện đang thực hiện giai đoạn 1 với diện tích 1.015 ha và diện tích đất đã cho thuê là 551,666 ha chiếm tỷ lệ 59,76%. Tổng dự án là 28, trong đó có 26 dự án FDI với vốn đầu tư 2.767,54 triệu USD và 2 dự án trong nước với vốn đầu tư 318 tỷ đồng. Đã có 18 dự án đi vào hoạt động. Giai đoạn 2 thực hiện với diện tích 1.175 ha.

     b. Định hướng thu hút đầu tư vào các KCN-KCX:

     - Tiếp tục thu hút các dự án công nghiệp phụ trợ ngành dệt may và da giày.

     - Hướng đến thu hút các dự án ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô và điện gia dụng.

     - Thu hút các dự án đầu tư đa ngành khác có công nghệ tiên tiến, sử dụng ít lao động, ít gây ô nhiễm môi trường.

     Việc thu hút các dự án đầu tư vào KCX-KCN phải phù hợp với các ngành nghề thu hút trong ĐTM của từng KCX-KCN.

     c. Chính sách ưu đãi:

     - Về đất đai: chỉ ưu đãi đối với các công ty đầu tư hạ tầng.

     - Đối với các dự án đầu tư:

     + Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể như sau: Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 02 (hai) năm kể từ năm kinh doanh có thu nhập chịu thuế và giảm 50% (năm mươi phần trăm) trong 04 (bốn) năm tiếp theo.

     + Ưu đãi về thuế nhập khẩu: Nghị  định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.

     - Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh là cơ quan đầu mối tiếp nhận cấp phép đầu tư theo mô hình một cửa liên thông, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan giải quyết nhanh chóng các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp, … thực hiện tốt phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp.

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay748
  • Tháng hiện tại55,990
  • Tổng lượt truy cập2,264,385

học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM
Công khai minh bạch
góp ý dự thảo
hợp không giấy
Thư điện tử
công báo tỉnh
cải cách hành chính
dịch vụ điện trực tuyến
xúc tiến đầu tư
csdl quốc gia
ZALO OA Phòng LĐTBXH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây