Di tích lịch sử văn hóa Chứng tích Cầu xe

Di tích lịch sử-văn hóa Chứng tích Cầu Xe

 
 
 

 

 
 
 

Tháng 5/1961, Tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi quyết định chuyển hướng chiến lược “Chiến tranh đơn phương” tại Nam Việt Nam, thay bằng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Chúng đưa ra kế hoạch Xtalây-Taylo, bình định miền Nam trong vòng 18 tháng (từ tháng 6.1961 đến cuối 1962) bằng “Quốc sách ấp chiến lược”.

 
Ở Tây Ninh, chúng bắt đầu triển khai kế hoạch bình định, lực lượng Bảo an, Dân vệ được bung ra càn quét ngay trong các xóm, ấp để loại trừ du kích của ta ra khỏi địa bàn gom dân lập ấp chiến lược của chúng. Với khẩu hiệu “Đốt sạch, phá sạch, giết sạch” chúng vừa tiến hành càn quét gom dân, vừa đốt phá nhà cửa, cướp bóc tài sản nhân dân, giết hại nhiều người hết sức dã man.
 

 

 
 
 

 
 
 

Đáp trả lại những hành động tội ác đó, ta đã tổ chức tấn công tiêu diệt sinh lực địch, hàng trăm cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng chống gom dân lập ấp đã diễn ra. Ban ngày địch bắt dân làm ấp chiến lược, ban đêm dân phá bỏ.

 
 
 

Đứng trước nguy cơ phá sản kế hoạch bình định, bọn chúng tăng cường ném bom, bắn pháo huỷ diệt xóm làng, giết hại nhiều người dân trên khắp địa bàn tỉnh. Tại xã Đôn Thuận  huyện Trảng Bàng (nay là xã Hưng Thuận, huyện Trảng Bàng), ngày 18/03/1963 Mỹ-Ngụy đã gây ra một cuộc thảm sát lớn, cướp đi sinh mạng nhiều học sinh vô tội của Trường tiểu học Cầu Xe, làm chết và bị thương hơn 30 học sinh, trong đó có 11 học sinh từ 8 đến 13 tuổi bị sát hại. Căm phẫn trước tội ác giết người của Mỹ-Ngụy gây ra, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Trảng Bàng, hàng trăm phụ nữ, quần chúng nhân dân và gia đình các nạn nhân đã đưa xác và các em bị thương ra dinh Quận tố cáo, đòi bồi thường nhân mạng, chữa trị cho các em bị thương, chống gom dân, cào nhà, bắn phá vào xóm làng. Trước những chứng cứ không thể chối cãi buộc tên Quận trưởng phải thừa nhận tội ác.

 
 
 
 
 
 
 

Để ghi nhớ sự kiện này, Đảng bộ chính quyền và nhân dân huyện Trảng Bàng đã lập bia tưởng niệm năm 1993. Năm 2009, huyện Trảng Bàng cho xây dựng lại bia chứng tích tội ác Mỹ- ngụy trên nền trường tiểu học Cầu Xe cũ, với tên gọi “Chứng tích Cầu Xe”. Chứng tích Cầu Xe đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 549/QĐ-UBND, ngày 14/03/2011.

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay212
  • Tháng hiện tại56,970
  • Tổng lượt truy cập2,265,365

học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM
Công khai minh bạch
góp ý dự thảo
hợp không giấy
Thư điện tử
công báo tỉnh
cải cách hành chính
dịch vụ điện trực tuyến
xúc tiến đầu tư
csdl quốc gia
ZALO OA Phòng LĐTBXH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây