Di tích lịch sử văn hóa Tháp cổ Bình thạnh

Di tích lịch sử-văn hóa tháp cổ Bình Thạnh

 

Tòa tháp cổ được xây dựng trên một gò đất đắp cao giữa đồng ruộng, tọa lạc tại ấp Bình Hòa, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Ngôi tháp nằm ở phía tây sông Vàm Cỏ Đông, cách trung tâm huyện lỵ Trảng Bàng khoảng 15km đường chim bay. Từ Thị trấn huyện Gò Dầu qua quốc lộ 22A đến xã An Thạnh, Bến Cầu rẽ trái độ chừng 10km là đến tháp.

      Trên nền đất được đắp cao 1m, mỗi chiều rộng 100m, ngôi tháp được bố trí cùng 3 ngôi tháp khác, chia đều ra 4 góc (hiện chỉ còn 1 tháp tương đối nguyên vẹn, 3 ngôi tháp khác chỉ còn lại chân nền nằm dưới lòng đất). Cửa tháp hướng về đông, trước tháp có một “Bàu vuông” 200m x 100m.

      Tháp cổ Bình Thạnh được xây dựng bằng 2 loại vật liệu chính là gạch thẻ và đá phiến. Hình dạng tháp được xây dựng gần giống như tháp Chàm ở miền Trung. Chân tháp rộng, các bức tường xung quanh thẳng, đỉnh tháp nhọn, tường rất dày, các vữa gạch được xếp chồng khít lên nhau hầu như không có mạch vữa.

     Tổng thể bình diện ngôi tháp có hình vuông, mỗi cạnh 5m, chiều cao 10m. Các mặt tháp quay ra 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Cửa chính tháp nhô ra về hướng Đông. Đế cửa được cấu tạo bằng 4 tấm đá phiến lớn đã được đục đẽo, mài nhẵn các cạnh, một tấm được đặt ngang phía dưới, 2 bên khoét 2 lỗ tròn để gắn “con quay” cánh cửa, 2 bên cửa là 2 tấm đá lớn dựng đứng, tấm đá thứ 4 gác đè ngang phía trên tạo thành một khung cửa vững chải rộng 1m, cao 2m. Ngoài mặt chính tháp ở phía đông gắn một tấm phù điêu bằng đá phiến hình chữ nhật chạm nổi hình hoa cúc cách điệu.

      Ba mặt tháp còn lại đều có cấu trúc mỹ thuật như mặt tháp chính ở hướng Đông. Ba cửa này được đắp giả, phía trên các cửa giả đều có chạm khắc, đắp nổi các họa tiết trang trí rất tinh xảo.

      Tháp Bình Thạnh là một trong hai ngôi tháp cổ (tháp Chót Mạt tại ấp Xóm Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên đã sụp đổ) trên đất Tây Ninh còn lại tương đối nguyên vẹn. Đây là một di tích kiến trúc cổ quý giá, một công trình kiến trúc mỹ thuật đánh dấu một nền văn minh của loài người cách nay trên 1000 năm.

     Dưới thời Pháp thuộc, tháp đã được một lần tu sửa. từ năm 1998, Bộ Văn hóa Thông tin đã đầu tư trùng tu lại nguyên gốc ngôi tháp. Với ý nghĩa lịch sử văn hóa nên cùng với tháp Chót Mạt – tháp Bình Thạnh đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa tại Quyết định số 937/QĐ-BT ngày 23/7/1993.

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay979
  • Tháng hiện tại47,763
  • Tổng lượt truy cập1,389,809
học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM
Công khai minh bạch
góp ý dự thảo
hợp không giấy
Thư điện tử
công báo tỉnh
cải cách hành chính
dịch vụ điện trực tuyến
xúc tiến đầu tư
csdl quốc gia
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây