Giới thiệu chung - UBND xã Phước Bình

Thứ sáu - 07/10/2022 11:09 3.836 0
Giới thiệu chung - UBND xã Phước Bình
Giới thiệu chung - UBND xã Phước Bình

I. HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI:

1. Vị trí địa lý:

Xã Phước Bình được thành lập theo Nghị định số 865/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội. Trên cơ sở sáp nhập từ  2 Xã Phước Lưu và Bình Thạnh. cách trung tâm Thị xã Trảng Bàng 22 km về hướng Tây Bắc, có ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:

    • Phía Đông       : giáp xã Phước Chỉ;
    • Phía Tây          : giáp Campuchia;
    • Phía Nam        : giáp xã Phước Chỉ;
    • Phía Bắc          :giáp với huyện Bến Cầu.

2. Diện tích tự nhiên:

          - Tổng diện tích tự nhiên là 34,65 ha, có 10 ấp, có 4.432 hộ, 16.254 nhân khẩu,

- Xã có 10 ấp gồm: Bình Hòa, Bình Thuận, Bình Phú, Bình Phước, Bình Quới, Phước Tân, Phước Giang, Phước Thành, Phước Lợi, Gò Ngãi..

3. Đặc điểm địa hình, khí hậu:

3.1. Địa hình:

      Xã Phước Bình có địa hình khá bằng phẳng, chủ yếu là ruộng lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày, cao độ địa hình trung bình thay đổi từ cao trình 3m đến 9m. Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc hầu hết nhỏ, có vùng phân bố trầm tích phù sa cổ, nển móng tương đối vững nó không những mang lại thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cây công nghiệp ngắn ngày mà còn thuận lợi cho việc sử dụng các công trình hạ tầng giao thông, công nghiệp, bố trí dân cư.

3.2. Khí hậu;

  • Khu vực quy hoạch có địa hình tương đối bằng phẳng. Vùng cao nhất tập trung ở trung tâm xã, thấp dần về hướng Tây và Đông với nhiều ao hồ và hệ thống kênh rạch. Cao độ nền biến thiên từ  -0.66 m tới + 6.33 m. Cao độ trung bình là 2.68 m, độ dốc trung bình là 1.4%.

a.Nhiệt độ:

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 260C - 270C.

- Nhiệt độ trung bình từ 230C - 340C.

b. Mưa:

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.200 mm.

- Mùa mưa kéo dài trong 6 tháng và tập trung từ tháng 5 đến tháng 10.

c. Độ ẩm:

Độ ẩm không khí trung bình năm: 70 – 86%.

d. Gió:

Chịu ảnh hưởng chủ yếu của 3 hệ thống hoàn lưu: gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hè, và gió tín phong xen kẽ vào các thời kỳ suy yếu của từng đợt gió mùa đông hoặc gió mùa hè. Do đó hướng gió thịnh hành có sự thay đổi rõ rệt theo mùa cùng với sự thay đổi về tần suất và tốc độ gió. Tháng có tần suất lặng gió lớn nhất: 14,4% vào tháng 1.

II. TÀI NGUYÊN:

1. Thủy văn – Thủy lợi:

  • Ngoài lượng mưa hằng năm, các sông suối đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất và đời sống nhân dân trong các xã ở cùng khu vực với xã Phước Bình. Nhìn chung khu vực có hệ thống rạch suối, kênh nước tưới nhiều, đặc biệt là hệ thống kênh thủy lợi. Ngoài lượng mưa hàng năm, các sông suối đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã, nhìn chung khu vực có hệ thống rạch suối, kênh tưới nhiều (có 9 tuyến kênh trong đó có 7 tuyến kênh chìm và 2 tuyến kênh tưới đặc biệt là hệ thống này đảm bảo nhu cầu tưới tiêu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn của các ấp trong xã.
  • Sông Vàm Cỏ Đông là nguồn cung cấp nước tưới quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của các xã Phước Bình, xã Phước Chỉ.

2. Địa chất thủy văn:

Hệ thống nước ngầm trên địa bàn xã khá phong phú, hầu hết các hộ dân sử dụng nguồn nước ngầm (giếng khoan) là chủ yếu.Tuy nhiên, cần chú ý tránh khai thác quá mức nguồn tài nguyên nước nhằm góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia.

3. Địa chất công trình:

Qua thực tế khảo sát, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc hầu hết nhỏ hơn 80, có vùng phân bố trầm tích phù sa cổ, nền móng tương đối vững.

4. Tài nguyên nước:

  • Ngoài lượng mưa hằng năm, các sông suối đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất và đời sống nhân dân trong các xã ở cùng khu vực với xã Phước Bình. Nhìn chung khu vực có hệ thống rạch suối, kênh nước tưới nhiều, đặc biệt là hệ thống kênh thủy lợi. Ngoài lượng mưa hàng năm, các sông suối đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã, nhìn chung khu vực có hệ thống rạch suối, kênh tưới nhiều (có 9 tuyến kênh trong đó có 7 tuyến kênh chìm và 2 tuyến kênh tưới đặc biệt là hệ thống này đảm bảo nhu cầu tưới tiêu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn của các ấp trong xã.
  • Sông Vàm Cỏ Đông là nguồn cung cấp nước tưới quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của xã Phước Bình, xã Phước Chỉ.

- Nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn xã.

- Vào mùa khô, vẫn khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

- Cần khai thác, sử dụng hợp lý góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Xây dựng các hệ thống nước sạch hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân thay thế nguồn nước ngầm.

III. NHÂN LỰC:

- Phước Bình là xã nằm ở phía cách trung tâm Thị xã Trảng Bàng 22 km về hướng Tây Bắc thị xã Trảng Bàng, có tổng số hộ là 4.432 hộ, với 16.254 nhân khẩu (đa số người dân làm nông nghiệp chiếm khoảng 70% dân số.

  • Phát triển văn hoá: Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao tiếp tục phát triển; tỷ lệ gia đình văn hoá 91,04% (4.035 hộ/4.432); tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hoá 75%; Phong trào Thể dục - Thể thao gắn với Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” trên địa bàn tiếp tục được hưởng ứng sôi nổi và phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
  • Phát triển giáo dục: Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đạt trên 100%; tỷ lệ phòng học kiên cố trên 100%; Cơ sở vật chất trường, lớp học được quan tâm đầu tư.
  • Phát triển y tế: Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có chuyển biến tích cực. Năm 2021 đã tổ chức khám, chữa bệnh cho 9.253 lượt người; điều trị nội trú  9.167 lượt người; ngoại trú 105 lượt người; 103% trẻ dưới 06 tuổi được tiêm chủng đầy đủ. Đến nay trên địa bàn xã có 10/10 được công nhận chuẩn Quốc gia về y tế, đạt 100%.
  • Thực hiện chính sách xã hội:

Quan tâm thực hiện tốt chính sách xã hội; chi trả kịp thời chế độ cho các đối tượng và trợ cấp cộng đồng; hỗ trợ hộ nghèo ...

Giải quyết việc làm cho lao động, tích cực phổ biến, tuyên truyền các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thực hiện hỗ trợ kinh phí cho người lao động tham gia đào tạo nghề...

Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em được quan tâm thường xuyên. Đã cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi; phối hợp với các đơn vị tặng học bổng và xe đạp cho trẻ mồ côi, trẻ em nghèo; tổ chức thăm và tặng quà cho trẻ em nhân dịp Tết Nguyên đán.

Đẩy mạnh thực hiện công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS trên địa bàn; lập hồ sơ đưa đối tượng đi cai nghiện bắt buộc.     

IV. KINH TẾ -XÃ HỘI:

1.Cơ cấu kinh tế:

- Xã Phước Bình phát triển chủ lực là nền kinh tế nông nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 109,16%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Thương mại - dịch vụ chiếm 116,42%; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 102,84%; nông nghiệp - thủy sản chiếm 108,22%.

          2. Hình thức tổ chức sản xuất chính:

  • Hoạt động thương mại - du lịch, dịch vụ:

Giá trị sản xuất trên địa bàn xã đạt 887,893 tỷ đồng năm 2021, tăng 109,08% so với cùng kỳ năm 2020; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ - thương mại đạt 122,997 tỷ đồng. Các loại hình TM - DV ngoài quốc doanh tiếp tục phát triển cả về số lượng và số vốn đăng ký. Trong năm 2021 có 753cơ sở kinh doanh cố định.

Mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị... trên địa bàn đã được quy hoạch. Duy trì hoạt động có hiệu quả các chợ, triển khai diện rộng các khu phố.

  • Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2021 đạt 383,132 tỷ đồng. Một số sản phẩm vẫn duy trì được đà tăng trưởng và là thế mạnh như: lúa, hoa màu, hiện nay xã đang có chính sách cơ cấu chuyển dịch cây trồng cho những vùng không trồng được cây lúa do phèn nhiều đang chuyển sang trồng cây khóm.

  • Nông nghiệp – chăn nuôi:

Giá trị sản xuất đạt 381,764 tỷ đồng năm 2021. Thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích đạt 34,770 triệu đồng/ha. Năng suất lúa bình quân đạt 5,7 tấn/ha.

Cơ cấu kinh tế là xã nông nghiệp, vì thế nông nghiệp sản xuất lúa và rau màu là ngành chính, vì vậy nông nghiệp chiếm 43%;

Về chăn nuôi: Mặc dù vẫn còn dịch bệnh xảy ra nhưng vẫn duy trì được đàn gia súc, gia cầm. Giá trị ngành chăn nuôi đạt gần 25,6 triệu đồng, chiếm 15,6% giá trị kinh tế toàn xã, chăn nuôi tập trung heo, gà, vịt. Tốc độ tăng trường đạt 1,7%.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay756
  • Tháng hiện tại86,189
  • Tổng lượt truy cập2,180,172

học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM
Công khai minh bạch
góp ý dự thảo
hợp không giấy
Thư điện tử
công báo tỉnh
cải cách hành chính
dịch vụ điện trực tuyến
xúc tiến đầu tư
csdl quốc gia
ZALO OA Phòng LĐTBXH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây