Thị xã Trảng Bàng chú trọng công tác tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành, người dân về du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, tạo động lực cho các ngành khác phát triển; phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường. Vận động các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, cộng đồng trong ứng xử, văn minh, thân thiện với du khách và bảo vệ hình ảnh, môi trường, góp phần phát triển du lịch bền vững, không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức thu hút của du lịch Trảng Bàng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá dịch vụ, an toàn vệ sinh thực phẩm, chèo kéo khách du lịch, gây ô nhiễm môi trường, không để xảy ra hiện tượng người ăn xin hoạt động trên địa bàn, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, tạo ra môi trường đầu tư tốt nhất cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động trên lĩnh vực du lịch. Trên địa bàn thị xã có điểm du lịch La’Farmstay hiện đang thu hút du khách đến vào mỗi cuối tuần, có 2 trạm dừng chân Tiến Ngọc Chương và Trần Hà trong quá trình hoàn thiện hạng mục nhưng chưa đáp ứng điều kiện phục vụ du khách, tuy nhiên một số di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống (làm bánh tráng, làm bánh canh, rèn, mây tre đan...) vẫn thu hút được khách du lịch ghé lại Trảng Bàng.
Đối với du lịch văn hóa - lễ hội, sản phẩm du lịch gắn với đẩy mạnh phát triển các loại hình văn hóa tìm hiểu lịch sử về nguồn, tinh hoa ẩm thực, phong tục, tập quán, đờn ca tài tử Nam Bộ; Lễ hội Kỳ Yên Đình Gia Lộc…Đến nay, các di sản phi vật thể và danh thắng được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia luôn được chăm sóc tốt. Đặc biệt Lễ hội Kỳ Yên Đình Gia Lộc được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được tổ chức vào ngày 14, 15 và 16 tháng 3 âm lịch hàng năm…
Đối với du lịch nông nghiệp, thị xã phát triển sản phẩm nông nghiệp, đặc sản địa phương theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) phục vụ nhu cầu mua sắm, quà tặng của khách du lịch. Các sản phẩm bánh canh và bánh tráng phơi sương, muối ớt Trảng Bàng vẫn được khách thập phương ưa chuộng và dừng chân thưởng thức, mua về làm quà tặng mỗi khi có dịp đi ngang Trảng Bàng. Chủ động phát triển sản phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp sạch, chế biến thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng tại phường An Hòa giữ gìn nghề Mây Tre Đan và nghề chằm Nón Lá truyền thống, xã Phước Chỉ và xã Đôn Thuận có trại Cà Cuống với những sản phẩm làm từ con Cà Cuống phục vụ nhu cầu ẩm thực cho khách du lịch như nước mắm Cà Cuống, Cà Cuống cháy tỏi. Du lịch gắn với trải nghiệm trồng trọt có La’farmstay.
PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN THỊ XÃ TRẢNG BÀNG
Tác giả: quantritrangbang quantritrangbang
Ý kiến bạn đọc