Xã Hưng Thuận: Giới thiệu về di tích lịch sử - văn hóa Ngôi mộ Ông Cả Đặng Văn Trước

Thứ sáu - 13/09/2024 11:15 84 0
Xã Hưng Thuận: Giới thiệu về di tích lịch sử - văn hóa Ngôi mộ Ông Cả Đặng Văn Trước
Xã Hưng Thuận: Giới thiệu về di tích lịch sử - văn hóa Ngôi mộ Ông Cả Đặng Văn Trước

Giới thiệu về di tích lịch sử - văn hóa:

Ngôi mộ Ông Cả Đặng Văn Trước

Ngôi mộ ông Cả “Đặng Văn Trước” tọa lạc tại ấp Lộc Thuận, xã Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh (xưa gọi là Bùng Binh Đôn Thuận).

Vào năm 1809, Gia Long thứ 8, làng Bình Tịnh được phong hiệu đặt tên, thuộc Tổng Bình Cách Trung, huyện Thuận An, phủ Tây Ninh. Đây là làng có sớm ở Tây Ninh.

Năm 1818 Gia Long thứ 17, sau 9 năm làng Bình Tịnh được phong hiệu, có ông trùm Đặng Văn Trước, có ông Trùm Thể - Trùm Mưu – Trùm Thứ -Trùm Vị và một số nhân hào thân sĩ ở Tổng Dương Hòa, huyện Bình Dương, đến làng Bình Tịnh làm đơn xin nhượng một số đất để khai khẩn, lập làng tên gọi “Phước Lộc thôn”. Rạch Trảng Bàng cùng với chợ cũ Trảng Bàng cũng ra đời từ ấy, lưu dân các nơi tựu về cùng nhau mở đường, đào kênh, lập chợ, biến một vùng đất hoang vu trở thành một khu vực trù phú về nông nghiệp và phát triển thương nghiệp.

Ông Đặng Văn Trước, úy hiệu là Đặng Úy Dừa, người huyện An Nam tỉnh Bình Định. 3 anh em theo đoàn người Nam tiến, từ Bình Định vào lập nghiệp ở 3 nơi. Đến năm 1822 Minh Mạng thứ 3, ông được phong chức xã trưởng.

Ông cả Đặng Văn trước mất ngày 5/3 năm Bính Tuất (1826). Để tưởng nhớ người có công mở đất, đào kênh, lập chợ cùng với nhân dân chống giặc giữ làng, sau khi ông mất nhân dân trong vùng an táng và xây dựng một ngôi mộ tại bùng binh Đôn Thuận. Hàng năm, đêm 11 rạng sáng 12/10 âm lịch, nhân dân địa phương và Kiến họ kéo nhau về tảo mộ và thắp nén hương người có một phần công sức để xây dựng vùng xứ Trảng.

Dòng họ Đặng đã qua nhiều đời nối tiếp nhau cùng với nhân dân Trảng Bàng đoàn kết kiên cường chống giặc ngoại xâm, đã trải qua biết bao hy sinh, mất mác để đem lại hạnh phúc ấm no cho nhân dân.

Ngôi mộ ông cả “Đặng Văn Trước” được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 249/QĐ-CT ngày 28/7/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.

                

                

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay982
  • Tháng hiện tại83,430
  • Tổng lượt truy cập2,177,413

học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM
Công khai minh bạch
góp ý dự thảo
hợp không giấy
Thư điện tử
công báo tỉnh
cải cách hành chính
dịch vụ điện trực tuyến
xúc tiến đầu tư
csdl quốc gia
ZALO OA Phòng LĐTBXH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây