Câu 1. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở gồm những nguyên tắc nào? Kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Luật Hòa giải ở cơ sở được thực hiện như thế nào? Các nội dung hỗ trợ kinh phí cho Tổ Hòa giải và Hòa giải viên?
Câu 2. Nhà nước có chính sách gì về hòa giải ở cơ sở ? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở được quy định như thế nào?
Câu 3. Phạm vi hòa giải ở cơ sở được Chính phủ quy định như thế nào?
Câu 4. Anh A và chị B ly hôn, Tòa xử cho chị B trực tiếp nuôi con là bé X, 5 tuổi.
Trong quá trình nuôi con, chị B không cho anh A gặp con vì vừa để trả thù chồng cũ, vì vừa sợ con gặp ba thường xuyên sẽ thương ba hơn thương mẹ và sẽ đòi về ở với ba.
Anh A nhiều lần muốn gặp con nhưng không được gặp nên đã rất tức giận và lời qua tiếng lại cãi nhau với chị B, mâu thuẫn giữa họ ngày càng tăng.
Hỏi:
1. Vụ việc này có thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở không?
2. Nếu thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì vụ việc này hòa giải như thế nào?
Câu 5. Từ thực tiễn công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương trong thời gian qua, Tổ Hòa giải có kiến nghị, đề xuất gì để công tác hòa giải ở cơ sở trong thời gian tới đạt chất lượng, hiệu quả hơn; kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác hòa giải ở cơ sở?
-Hết-
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Hòa giải ở cơ sở.
2. Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.
3. Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN ngày 18/11/2014 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
4. Các văn bản, tài liệu khác có liên quan./.
Tác giả: quantritrangbang quantritrangbang
Ý kiến bạn đọc