Sáng ngày 17 tháng 4 năm 2024.
Tại Hội trường Khối vận thị xã.
Hội Liên hiệp Phụ nữ phối hợp cùng Phòng Tư pháp thị xã tiến hành lấy ý kiến dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Chủ trì hội nghị đồng chí Nguyễn Thị Kim Cơ – Chủ tịch Hội Liên hiệp thị xã.
Đại diện Phòng Tư pháp Đồng chí Võ Văn Quang – Báo cáo viên pháp luật thị xã.
Tham dự Hội nghị có hơn 20 chị là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữa các xã, phường trên địa bàn thị xã.
Phát biểu khai mạc Hội nghị Đồng chí Nguyễn Thị Kim Cơ – Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ thị xã nhấn mạnh.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, được thể hiện trong nhiều nghị quyết, văn kiện quan trọng. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.
Để tiếp tục hoàn thiện dự án luật, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thị xã Trảng Bàng phối hợp với Phòng Tư pháp thị xã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các thành viên Hội qua hội nghị này Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ sẽ tổng hợp báo cáo ngành cấp trên qua đó đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người chưa thành niên trên địa bàn thị xã nói riêng và tỉnh Tây Ninh nói chung.
Các Đại biểu thảo luận tại Hội nghị
Hướng dẫn triển khai tại hội nghị đồngc hí Võ Văn Quang – Báo cáo viên pháp luật thị xã nêu tóm tắt cũng như định hướng để các đại biểu thảo luận cụ thể như sau:
Dự án Luật Tư pháp chưa thành niên đã dự thảo tương đối đầy đủ, khá chi tiết. Dự thảo Luật gồm 162 điều được bố cục thành 05 phần, 11 chương.
Phần thứ nhất: Những quy định chung.
Chương I: Phạm vi điều chỉnh, nhiệm vụ của Luật Tư pháp người chưa thành niên (gồm 4 điều, từ Điều 1 đến Điều 4)
Chương II: Những nguyên tắc cơ bản (gồm 16 điều, từ Điều 5 đến Điều 20).
Chương III: quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên (gồm 11 điều, từ Điều 21 đến Điều 31).
Phần thứ hai: Xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên.
Chương IV: Các biện pháp xử lý chuyển hướng (gồm 18 điều, từ Điều 32 đến Điều 49).
Chương V: Thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng (gồm có 04 mục; 18 điều, từ Điều 50 đến Điều 67).
Chương VI: Thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, gồm 02 mục:
- Mục 1: Thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng ngoài cộng đồng (gồm 13 điều, từ Điều 68 đến Điều 80);
- Mục 2: Thi hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (gồm 19 điều, từ Điều 81 đến Điều 99)
Phần thứ ba: Hình phạt và thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên.
Chương VII: Hình phạt (gồm 02 mục 11 điều, từ Điều 100 đến Điều 110).
Chương VIII: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị buộc tội (gồm 04 mục 27 điều, từ Điều 111 đến Điều 137).
Chương IX: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng (gồm 08 điều, từ Điều 138 đến Điều 145)
Phần thứ tư: Tái hòa nhập cộng đồng và hỗ trợ bị hại
Chương X: Thi hành án phạt tù (gồm 10 điều, từ Điều 146 đến Điều 155)
Chương XI: Tái hòa nhập cộng đồng (gồm 06 điều, từ Điều 156 đến Điều 161)
Phần thứ năm: Điều khoản thi hành (gồm 01 Điều 162
Các ý kiến thảo luận góp ý tại hội nghị được Hội liên hiệp Phụ nữ thị xã tổng hợp báo cáo ngành cấp trên qua đó góp phần đưa Luật Tư pháp người chưa thành niên đi vào cuộc sống.
Võ Văn Quang – Phòng Tư pháp thị xã Trảng Bàng
Tác giả: quantritrangbang quantritrangbang
Ý kiến bạn đọc