Xã Hưng Thuận

Thứ hai - 22/06/2020 18:00 1.772 0

Xã Hưng Thuận

Giới thiệu điều kiện tự nhiên, đời sống xã hội xã Hưng Thuận

Description: C:\Users\VPHT\AppData\Local\ZaloPC\1777655935241872319\ZaloDownloads\picture\4204428513943860045\z1895142010097_26a5a0c253f3d45371970de84b9d9592.jpg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.        Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn:

  1. Vị trí địa lý:

    Xã Hưng Thuận là một xã nằm ở phía Đông Bắc của thị xã Trảng Bàng có tổng diện tích tự nhiên 4.415,90 ha, được giới hạn trong phạm vi kinh độ, vĩ độ địa lý:

    Từ 106022'29" đến 106026'54" kinh độ Đông.

    Từ 11004'58" đến 11010'28" vĩ độ Bắc.
  • Xã Hưng Thuận có ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:
    • Phía Bắc              : giáp xã Đôn Thuận - Trảng Bàng – Tây Ninh;
    • Phía Nam            : giáp xã Lộc Hưng và TP. Hồ Chí Minh;
    • Phía Đông           : giáp Tỉnh Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh;
    • Phía Tây              : giáp xã Lộc Hưng - Trảng Bàng – Tây Ninh;

      b. Điều kiện tự nhiên:
  • Địa hình: Xã Hưng Thuận có địa hình 1 phần là trung du, 1 phần là các đồng bằng ruộng lúa và cây hoa màu. Cao độ địa hình thấp dần về phía Đông Bắc và Đông Nam khu trung tâm xã. Địa hình thay đổi cao độ nhiều ở các vùng ven sông Sài Gòn và khu vực giữa sông Sài Gòn và Tỉnh lộ 789, có nơi độ dốc lên đến 30% (khu vực ấp Bùng Binh).
  • Địa chất: địa hình xã Hưng Thuận tương đối bằng phẳng, địa chất công trình, tính cơ lý của đất tốt, khi xây dựng nền móng ít tốn kém (một số công trình xây dựng 2 – 3 tầng đều xử lý nền móng đơn giản), trừ các khu vực ven sông Sài Gòn cần xử lý nền đất trước khi xây dựng. Nhìn chung địa chất công trình trên địa bàn rất thuận lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên khi xây dựng công trình cần khoan thăm dò địa chất nền móng cục bộ để có biện pháp xử lý cho phù hợp.
  • Khí hậu: Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới vùng Đông Nam Bộ, thị xã Trảng Bàng nói chung và xã Hưng Thuận nói riêng có đặc điểm chung là nắng nóng, mưa nhiều, một năm có 2 mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt. Mùa khô nắng nóng kéo dài từ cuối tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
  • Lượng bức xạ: Dồi dào, ít biến động giữa các mùa và tương đối ổn định giữa các năm. Bức xạ tổng cộng hàng tháng đạt từ 10,2Kcal đến 14,2 Kcal. Cường độ bức xạ vào buổi trưa của các tháng 2, 3, 4 lên đến 15 Kcal/cm2.
  • Chế độ mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10, có năm mùa mưa kéo dài đến tháng 11. Lượng mưa trung bình khoảng 1800 – 2200 mm/năm, kéo dài 6 tháng, lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô.
  • Chế độ nắng: Tổng thời gian nắng trong năm khoảng 2400 – 2500 giờ, nắng nhiều nhất vào các tháng 1, 2, 3, cao nhất đạt khoảng 8 – 10 giờ/ngày.
  • Chế độ gió: Khu vực chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô. Tốc độ gió 1,7 m/s và thổi điều hòa trong năm. Do đó hướng gió thịnh hành có sự thay đổi rõ rệt theo mùa cùng với sự thay đổi về tần suất và tốc độ gió. Tháng có tần suất lặng gió lớn nhất: 14,4% vào tháng 1.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm 27,4oC, theo mùa mà nhiệt độ thay đổi, thấp nhất 26oC (vào tháng giêng), và cao nhất 37oC (tháng 3), sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các tháng với nhau là không lớn.
  • Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình trong năm khoảng 70 -80% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động.

Nhìn chung, khu vực quy hoạch là vùng có khí hậu ôn hòa, ít xảy ra thiên tai, bão lũ và những yếu tố thuận lợi khác là điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây ăn quả, cây dược liệu và chăn nuôi trang trại.

  • Thủy văn: Hệ thống thủy văn  của xã Hưng Thuận gồm có: Sông Sài Gòn, Suối Cá Chúc chảy theo hướng Bắc – Tây Nam, Kênh Đông,  cùng với hệ thống Kênh thủy lợi nguồn nước dồi dào quanh năm, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp khá tốt. Ngoài ra, nguồn nước ngầm trên địa bàn có trữ lượng lớn, chất lượng nước tương đối tốt mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống cũng như sinh hoạt của người dân trong xã.

II.   Chức năng, vai trò:

Xã Hưng Thuận là xã ngoại thành của thị xã Trảng Bàng và là xã nằm trong vùng động lực phát triển của thị xã Trảng Bàng, là xã có khả năng đô thị hóa cao, thuận lợi cho phát triển kinh tế công nghiệp, TMDV.

III.   Diện tích tự nhiên và cơ cấu các loại đất:

  • Căn cứ kết quả kiểm kê đất đai đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố, xã Hưng Thuận hiện có tổng diện tích tự nhiên là: 44,159 km2, cơ cấu các loại đất như sau:
    • Đất nông nhiệp: 34,99 km²; trong đó:
      • Đất trồng cây lâu năm: 16,70 km²;
      • Đất trồng cây lâu năm: 18,29 km²;
    • Đất phi nông nghiệp: 9,169 km²

IV. Dân số và cơ cấu thành phần dân cư:

(độ tuổi; dân số nội thành, nội thị; thành phần dân tộc; lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp)

a. Dân số và cơ cấu dân số.

a.1. Dân số quản lý hộ khẩu, hộ tịch của xã Hưng Thuận tính đến 31/12/2018 là 11.662 người, trong đó:

  • Dân số thực tế thường trú theo số liệu thống kê là 11.084 người; dân số đi làm ăn xa, học sinh, sinh viên,... là 578 người.
  • Theo độ tuổi: Trong độ tuổi lao động có 9.049 người/11.662 người.
  • Theo đạo Thiên chúa giáo có 23 người, chiếm 0,19%.
  • Theo thành phần dân tộc: Kinh có 11.654 người, Hoa có 4 người, Chăm có 4 người,

a.2.Xã Hưng Thuận hiện có 7 ấp, cụ thể là:

  • Ấp Lộc Trung, có 1.366 người;
  • Ấp Lộc Trị, có 1.086 người;
  • Ấp Lộc Thuận, có 994 người;
  • Ấp Bùng Bình, có 2.806 người;
  • Ấp Cầu Xe, có 2.196người;
  • Ấp Tân Thuận, có 2.169người;
  • Ấp Xóm Suối, có 1.045 người.

    b. Lao động:

    Tổng số lao động hiện có: 8.870 người, trong đó:
  • Lao động nông nghiệp                     : 8.656 người.
  • Lao động phi nông nghiệp              : 214 người.

V. Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng, quốc phòng, an ninh và tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị tại địa bàn:

a. Tình hình phát triển kinh tế:

a.1. Về kinh tế

  • Giá trị sản xuất năm 2018 đạt 854,26 tỷ đồng.Trong đó:
  • Thương mại – dịch vụ: 54,66 tỷ đồng.
  • Công nghiệp – TTCN và xây dựng: 383,13 tỷ đồng.
  • Nông nghiệp: 416,47 tỷ đồng.

Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo: 0,67%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,85 %/năm

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

    Giai đoạn 2017 – 2019 đạt là 1,09%, nhịp độ tăng trưởng qua các năm:

    Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2017 – 2019

    Đơn vị tính : %
Năm2017/20162018/20172019/2018
Tốc độ tăng trư­ởng kinh tế (theo GDP)1,05460,9991,089
Công nghiệp - TTCN và xây dựng1,0550,9991,089
Thương mại - dịch vụ1,0540,9991,089
Nông nghiệp - thủy sản1,0550,9991,089
  • Về cơ cấu kinh tế:Cơ cấu kinh tế xã chuyển dịch mạnh theo hướng Thương mại - dịch vụ và  Công nghiệp – xây dựng. Kết quả thể hiện theo bảng sau:

    Bảng 2: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2017 -2019

    Đơn vị tính: %
Năm201720182019
Tổng cộng100100100
Công nghiệp - TTCN và xây dựng40,8341,9444,85
Thương mại - dịch vụ5,316,446,4
Nông nghiệp - Thủy sản53,8651,6248,75
  • Thu chi ngân sách 2018:

    - Tổng thu ngân sách được 6,989 tỷ đồng đạt 124,5%; tổng chi ngân sách 6,049 tỷ đồng. Ngoài ra, thu quỹ đền ơn đáp nghĩa 52,306 triệu đồng, quỹ vì người nghèo 61,624 triệu.

    a.2. Một số kết quả đạt được trong các ngành, lĩnh vực chủ yếu

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 1,09%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Thương mại - dịch vụ chiếm6,4%; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 44,85%; nông nghiệp - thủy sản chiếm 48,75%
  • Hoạt động thương mại - du lịch, dịch vụ:

    Giá trị sản xuất trên địa bàn xã đạt 54,66 tỷ đồng năm 2018, tăng 0,08% so với cùng kỳ năm 2017; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ - thương mại đạt 54,66 tỷ đồng. Các loại hình TM - DV ngoài quốc doanh tiếp tục phát triển cả về số lượng và số vốn đăng ký. Hiện tại, trên địa bàn có 25 doanh nghiệp. Trong năm 2018 có 76cơ sở kinh doanh cố định.

    Mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị... trên địa bàn đã được quy hoạch đến năm 2020. Duy trì hoạt động có hiệu quả các chợ, triển khai diện rộng các khu phố.
  • Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

    Giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2018 đạt 318,13 tỷ đồng. Một số sản phẩm vẫn duy trì được đà tăng trưởng và là thế mạnh như: sản xuất gạch, gốm.
  • Nông nghiệp – chăn nuôi:

    Giá trị sản xuất đạt 416,4 tỷ đồng năm 2018. Thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích đạt 67 triệu đồng/ha. Năng suất lúa bình quân đạt 4,5 tấn/ha.

    Cơ cấu kinh tế là xã nông nghiệp, vì thế nông nghiệp sản xuất lúa và rau màu là ngành chính, vì vậy nông nghiệp chiếm 48,85%;

    Về chăn nuôi: Mặc dù vẫn còn dịch bệnh xảy ra nhưng vẫn duy trì được đàn gia súc, gia cầm. Giá trị ngành chăn nuôi đạt gần 48tỷ đồng, chiếm 5,61 % giá trị kinh tế toàn xã, chăn nuôi tập trung heo, gà, vịt. Tốc độ tăng trường đạt 1,089 %.

    b. Tình hình phát triển văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng, quốc phòng, an ninh và tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị:

    b.1. Cơ sở hạ tầng:
  • Về nhà ở:

    - Xã có 2.947ngôi nhà, với tổng diện tích sàn khoảng 235.760m2, đạt bình quân 23m2/người; trong đó, nhà kiên cố chiếm tỷ lệ 95%.

    - Đất dành riêng cho xây dựng dân dụng là 71,67ha; đạt bình quân 0,7m2/người.

    - Đất dành riêng cho xây dựng các công trình phục vụ công cộng là 269,66ha; đạt bình quân 2,64m2/người.
  • Công trình công cộng

    - Hệ thống cơ sở y tế: xã có 01 trạm y tế, quy mô 3 giường bệnh,  07 hiệu thuốc, 07tổ y tế ấp.

    - Hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo: Có 03 điểm trường mẫu giáo, 04 trường tiểu học ,01 trường THCS.

    - Cơ sở văn hóa: Có 01 nhà văn hóa xã.

    - Thể dục thể thao: Có 01trung tâm TDTT và 01 sân vận động đạt chuẩn, ngoài ra còn có hệ thống sân thể thao mini nhằm phục vụ nhu cầu thể thao của nhân dân trên địa bàn.

    - Trung tâm thương mại, dịch vụ: Có 01 chợ tại ấp Cầu Xe, trung tâm thương mại. Các chợ gắn với các trung tâm xã - thị trấn, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa nông sản, hàng tiêu dùng và các dịch vụ sản xuất, sinh hoạt đa dạng, phong phú, đã làm thay đổi một phần bộ mặt nông thôn hiện nay. 
  • Về giao thông:

- Đường bộ:

Tổng chiều dài đường giao thông trên địa bàn xã khoảng 153,579 kmvới tổng diện tích khoảng 767,895 m2. Trong đó các tuyến đường giao thông đối ngoại dài khoảng 25,7km với diện tích khoảng 128,5m2. Cụ thể như sau:

+ Giao thông đối ngoại: Có 04 tuyến dài 26,7 km được nhựa hóa

+ Giao thông đối nội: Hiện trạng giao thông nông thôn có Có 32 tuyến dài 46,09 km, hiện trạng giao thông nông thôn có 01 con đường được trải nhựa đảm bảo an toàn giao thông làm tăng mỹ quan đô thị.

+ Giao thông đường thủy: có Sông Sài Gòn chạy qua địa bàn xã dài 07 km

  • Về cấp nước

    Trên địa bàn xã khôngcó trạm cấp nước đa sốcác hộ dân sử dụng nước giếng khoan nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh môi trường.
  • Về thoát nước

    Khu vực trung tâm thoát nước thải chủ yếu dựa vào hệ thống thoát nước mưa theo hệ thống cống dọc theo các trục đường giao thông và đổ ra hệ thống sông, rạch. Hệ thống thoát nước chủ yếu được sử dụng các loại cống hỗn hợp, các mương, rãnh thoát nước. Tổng chiều dài mạng lưới thoát nước chính là 17.173km.
  • Về cấp điện

    Nguồn điện cung cấp trực tiếp cho khu vực là trạm 220KV Trảng Bàng công suất 2x250MvA, trạm biến áp 110kV KCN Trảng Bàng 2x40MvA và trạm biến áp 110kV Trảng Bàng công suất 2x40 MvA

    Về mạng lưới điện đã đầu tư cải tạo, sửa chữa xây dựng mới các công trình hạ thế lưới điện gồm các cáp điện áp 22KV, 0,2KV và 0,4KV,…hiện nay trên địa bàn xã chưa lắp đặt hệ thống chiếu sáng, do đó trong thời gian tới xã sẽ lắp đặt thêm hệ thống đèn đường chiếu sáng đạt yêu cầu chất lượng và thẩm mỹ đô thị, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện sinh hoạt trên toàn xã đạt 100%.

    Đến nay mạng lưới điện trong xã đã được cải thiện, toàn bộ các hộ dân và nơi sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp đã được sử dụng điện. Đây là điều kiện thuận lợi giúp nâng cao dân trí và hoạt động của các cơ quan hành chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của xã. Ngoài ra, hệ thống điện chiếu sáng cũng đã được xây dựng trên các trục đường chính, nơi sản xuất, khu và cụm công nghiệp, Tuy nhiên để định hướng phát triển đô thị, cần có quy hoạch hệ thống cấp điện hoàn chỉnh trong tương lai.
  • Hệ thống thông tin bưu chính viễn thông

- Về bưu chính: Có 1 điểm bưu điện văn hóa xã; 05 điểm truy cập internet; có 8.300 máy điện thoại, trong đó máy cố định: 120 máy, thuê bao di động 10.000 máy, mật độ 80 máy/100 dân.

- Về viễn thông: có 0 đài Viễn thông, 0 trung tâm viettel và 0 trung tâm điện lực.

Ngoài ra trên địa bàn xã còn có hệ thống dịch vụ điện thoại di động và internet của Vinaphone, Mobifone, Viettel.

  • Cây xanh, thu gom rác thải

    - Công viên cây xanh: Theo quy hoạch dự kiến dành 0 ha đất cho xây dựng công viên.

- Rác thải: 3 tấn, rác thải dân cư có 85% được xử lý, rác thải y tế được xử lý 100%.

b.2. Văn hóa xã hội:

  • Phát triển văn hoá:

    Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao tiếp tục phát triển; tỷ lệ gia đình văn hoá 99,96% (2.528/2.529 hộ); tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hoá 100%; Phong trào Thể dục - Thể thao gắn với Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" trên địa bàn tiếp tục được hưởng ứng sôi nổi và phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
  • Phát triển giáo dục:

    Hiện nay trên địa bàn xã chưa xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; Tuy nhiên, phòng học kiên cố vẫn đạt trên 100%; Cơ sở vật chất trường, lớp học được quan tâm đầu tư.
  • Phát triển y tế:

    Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có chuyển biến tích cực. Năm 2018 đã tổ chức khám, chữa bệnh cho 4.259 lượt người; điều trị nội trú 0 lượt người; ngoại trú 4.259 lượt người; 93,9% trẻ dưới 06 tuổi được tiêm chủng đầy đủ. Đến nay trên địa bàn huyện có 7/7ấp được công nhận chuẩn Quốc gia về y tế, đạt 100%.
  • Thực hiện chính sách xã hội:

    Quan tâm thực hiện tốt chính sách xã hội; chi trả kịp thời chế độ cho các đối tượng và trợ cấp cộng đồng; hỗ trợ hộ nghèo ...

    Giải quyết việc làm cho lao động, tích cực phổ biến, tuyên truyền các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thực hiện hỗ trợ kinh phí cho người lao động tham gia đào tạo nghề...

    Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em được quan tâm thường xuyên. Đã cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi; phối hợp với các đơn vị tặng học bổng và xe đạp cho trẻ mồ côi, trẻ em nghèo; tổ chức thăm và tặng quà cho trẻ em nhân dịp Tết Nguyên đán.

Đẩy mạnh thực hiện công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS trên địa bàn; lập hồ sơ đưa đối tượng đi cai nghiện bắt buộc.

b.3. An ninh - quốc phòng

Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, Quân khu và Bộ CHQS tỉnh trong lực lượng quân sự. Duy trì các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; thường xuyên điều chỉnh bổ sung các kế hoạch, phương án.

Công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên:  Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đạt 100% so với dân số, lực lượng dự bị động viên biên chế đủ theo chỉ tiêu tỉnh giao.

Công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh, giáo dục quốc phòng: Thực hiện tốt đối với các đối tượng 2,3,4,5, đạt 100% chỉ tiêu.

Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với các phong trào Công an nhân dân vì nước quên thân vì dân phục vụ, phong trào toàn dân phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật và quản lý, giáo dục, cảm hoá đối tượng tại cộng đồng dân cư... tiếp tục được duy trì thường xuyên và đạt kết quả, nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành được nâng lên. Qua đó góp phần tích cực giữ vững an ninh chính trị và TTATXH ở địa phương; đã kiềm chế và giảm số vụ phạm pháp hình sự. Giải quyết cơ bản các tụ điểm về tệ nạn xã hội, được nhân dân đồng tình đánh giá cao.

Lực lượng Quân sự và Công an xã đã thực hiện tốt kế hoạch phối hợp, đồng thời phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt, tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã.

b.4. Về tổ chức bộ máy cán bộ, công chức

  • Biên chế tỉnh giao: 25 người.
  • Biên chế hiện có 23/25 người, trong đó: Chuyên trách: 11/11 người; công chức: 12/13 người.
  • Thành viên Uỷ ban nhân dân 5 người.
  • Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã: Quy định: 28 người; hiện có: 27người.

     


  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay3,246
  • Tháng hiện tại16,473
  • Tổng lượt truy cập2,022,923

học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM
Công khai minh bạch
góp ý dự thảo
hợp không giấy
Thư điện tử
công báo tỉnh
cải cách hành chính
dịch vụ điện trực tuyến
xúc tiến đầu tư
csdl quốc gia
ZALO OA Phòng LĐTBXH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây