Thị xã Trảng Bàng: Tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai thí điểm Học bạ số cấp tiểu học

Thứ tư - 15/05/2024 08:24 186 0
Ngày 24/4-26/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Trảng Bàng phối hợp với Viễn thông VNPT thị xã Trảng Bàng tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai thí điểm Học bạ số cấp tiểu học.
Ông Đặng Hoàng Vỹ - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Trảng Bàng phát biểu khai mạc Hội nghị
Ông Đặng Hoàng Vỹ - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Trảng Bàng phát biểu khai mạc Hội nghị

 

Tham dự buổi tập huấn có ông Đặng Hoàng Vỹ - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Trảng Bàng; chuyên viên phụ trách tiểu học và 498 đại biểu là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của 24 trường tiểu học tham dự.

         Phát biểu Hội nghị, Đặng Hoàng Vỹ - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nói chung và trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng.

        Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cho biết: Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo bằng các nghị quyết, chương trình, đề án nhằm đẩy nhanh hoạt động này. Trong đó, với ngành giáo dục, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131 năm 2022 phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, thời gian qua Bộ GDĐT, ngành Giáo dục đã và đang tập trung chuyển đổi số và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, sự chủ động trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của từng giáo viên là điểm sáng của ngành.

Tuy nhiên, theo Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo bên cạnh sự chủ động thì việc thực hiện số hóa trong ngành chưa thật sự gắn kết. Vì vậy, trước yêu cầu của Đề án chuyển đổi số quốc gia, của Bộ GDĐT và xuất phát từ đòi hỏi trong công tác quản lý của ngành cần phải triển khai xây dựng thí điểm học bạ số.

 

Ông Đặng Hoàng Vỹ - Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo chia sẻ.

Thông tin về quá trình triển khai Học bạ số ở cấp tiểu học là học bạ được số hóa, lưu trữ trên môi trường số, có ký xác thực điện tử của cá nhân và tổ chức có thẩm quyền, có giá trị pháp lý để sử dụng trên môi trường số.

Học bạ số đảm bảo lưu trữ đầy đủ, chính xác thông tin về học sinh và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình học tập tại cấp tiểu học. Đồng thời đảm bảo nhất quán, toàn vẹn thông tin khi học bạ đã được phát hành (không thể thay đổi thông tin).

Ngoài ra, học bạ số đảm bảo thuận tiện cho việc sử dụng, quản lý, tra cứu, xác thực học bạ trực tuyến cũng như cho phép xuất ra bản mềm của học bạ số, có thể in được trên giấy theo mẫu học bạ quy định của Bộ GDĐT, để sử dụng trong một số trường hợp cụ thể.

Bộ GDĐT sẽ triển khai thí điểm hệ thống Học bạ số, cung cấp quy trình, thủ tục quản lý, sử dụng học bạ của học sinh tiểu học, bao gồm: phần mềm hệ thống; tập huấn sử dụng, vận hành các chức năng, nghiệp vụ cơ bản trong tạo lập và sử dụng Học bạ số.

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo triển khai thí điểm Học bạ số từ lớp 1 đến lớp 4 ở cấp tiểu học, năm học 2024-2025 tiếp tục triển khai lớp 5 và cấp THCS.

Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị cấp tiểu học đã tham gia trao đổi các vấn đề liên quan đến học bạ số cấp tiểu học như: hệ thống cơ sở vật chất, nền tảng thực hiện, thống nhất liên thông các cấp học, đảm bảo an ninh, an toàn cơ sở dữ liệu, sử dụng và quản lý học bạ số, hành lang pháp lý, kinh phí thực hiện, phối hợp và tháo gỡ những vướng mắc tại các địa phương…

Đánh giá cao tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo của các đơn vị trường tiểu học công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, trong đó có việc số hóa học bạ, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: Thí điểm học bạ số cấp tiểu học là thí điểm để làm, làm tốt hơn, chắc chắn hơn, hiệu quả hơn từ khung pháp lý đến nội dung chuyên môn và quan trọng nhất là đạt được kết quả đặt ra trong kế hoạch, chuyên môn.

Các đơn vị trường cần xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của năm học bởi sự cấp thiết cần triển khai. Đây không chỉ là việc riêng của cấp tiểu học hay phổ thông mà phải có sự quan tâm, phối hợp, chỉ đạo, thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị liên quan. Việc thí điểm học bạ số nhằm phục vụ cho công tác quản lý, chuyên môn của ngành GDĐT đồng thời phục vụ cho công tác chuyển đổi số quốc gia. Đây là hai nhiệm vụ song song cần phải thực hiện.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ TRẢNG BÀNG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay1,622
  • Tháng hiện tại37,376
  • Tổng lượt truy cập2,043,826

học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM
Công khai minh bạch
góp ý dự thảo
hợp không giấy
Thư điện tử
công báo tỉnh
cải cách hành chính
dịch vụ điện trực tuyến
xúc tiến đầu tư
csdl quốc gia
ZALO OA Phòng LĐTBXH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây