I. HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI:
1. Vị trí địa lý:
- Xã Đôn Thuận là một xã nông thôn nằm về hướng Đông Bắc thị xã Trảng Bàng, được giới hạn trong phạm vi kinh độ, vĩ độ địa lý: từ 106021' đến 106026' kinh độ Đông và từ 10002' đến 11008' vĩ độ Bắc, và tiếp giáp ranh giới với các đơn vị hành chính sau:
+ Phía Đông: giáp xã Hưng Thuận.
+ Phía Tây: giáp xã Phước Đông, xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu.
+ Phía Nam: giáp phường Lộc Hưng, phường Gia Lộc.
+ Phía Bắc: giáp tỉnh Bình Dương và xã Bến Củi, huyện Dương Minh Châu.
2. Diện tích tự nhiên:
- Tổng diện tích tự nhiên của xã là 5857,82/34.027,3 ha, chiếm 17,21% diện tích tự nhiên của thị xã Trảng Bàng.
- Địa bàn xã có 6 ấp, các ấp đều là ấp nông nghiệp.
3. Đặc điểm địa hình, khí hậu:
3.1. Địa hình:
Xã Đôn Thuận có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là ruộng lúa, cao độ địa hình trung bình thay đổi từ 3m đến 9m, thấp dần về hướng Đông Nam.
Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc hầu hết nhỏ hơn 80, có vùng phân bố trầm tích phù sa cổ, nền móng tương đối vững. Vì vậy, không những mang lại thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp mà còn thuận lợi cho việc xây dựng các công trình như: giao thông, công nghiệp, các ngành phụ trợ phát triển nông nghiệp.
3.2. Khí hậu;
Xã Đôn Thuận mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Đông Nam Bộ, chia làm hai mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa và mùa khô. Do có địa hình nằm sâu trong lục địa nên ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
a. Nhiệt độ:
- Nhiệt độ không khí trung bình năm 260C - 270C.
- Nhiệt độ trung bình từ 230C - 340C.
b. Mưa:
- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.200 mm.
- Mùa mưa kéo dài trong 6 tháng và tập trung từ tháng 5 đến tháng 10.
c. Độ ẩm:
Độ ẩm không khí trung bình năm: 70 – 86%.
d. Gió:
Chịu ảnh hưởng chủ yếu của 3 hệ thống hoàn lưu: gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hè, và gió tín phong xen kẽ vào các thời kỳ suy yếu của từng đợt gió mùa đông hoặc gió mùa hè. Do đó hướng gió thịnh hành có sự thay đổi rõ rệt theo mùa cùng với sự thay đổi về tần suất và tốc độ gió. Tháng có tần suất lặng gió lớn nhất: 14,4% vào tháng 1.
II. TÀI NGUYÊN:
1. Thủy văn – Thủy lợi:
Ngoài lượng mưa hàng năm, các kênh, sông, suối đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã. Nhìn chung khu vực có hệ thống sông suối, kênh tưới tiêu (kênh Đông, kênh N11, kênh N12, Kênh N13, kênh N14, kênh N15, Kênh N 16, Kênh N 18, Kênh N 20) đã và đang đảm bảo nhu cầu tưới tiêu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn xã.
2. Địa chất thủy văn:
Hệ thống nước ngầm trên địa bàn xã khá phong phú, hầu hết các hộ dân sử dụng nguồn nước ngầm (giếng khoan) là chủ yếu. Tuy nhiên, cần chú ý tránh khai thác quá mức nguồn tài nguyên nước nhằm góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia.
3. Địa chất công trình:
Qua thực tế khảo sát, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc hầu hết nhỏ hơn 80, có vùng phân bố trầm tích phù sa cổ, nền móng tương đối vững.
4. Tài nguyên nước:
- Nguồn nước ở xã Đôn Thuận chủ yếu dựa vào hệ thống sông rạch, kênh tưới, kênh tiêu và hệ thống nước ngầm.
- Có 8 hệ thống kênh chính trên địa bàn xã gồm: Kênh Đông, N11, N12, N20, N13, N14, Kênh 15, Kênh 18, Kênh N 16, và 19 hệ thống kênh cấp 2 và 78 hệ thống kênh cấp 3, với tổng chiều dài hệ thống 80.353 m
- Nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn xã.
- Vào mùa khô, vẫn khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Cần khai thác, sử dụng hợp lý góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Xây dựng các hệ thống nước sạch hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân thay thế nguồn nước ngầm.
III. NHÂN LỰC:
- Đôn Thuận là xã nằm ở phía Bắc thị xã Trảng Bàng, có tổng số hộ là 3.136 hộ, với 12.134 nhân khẩu (đa số người dân làm nông nghiệp chiếm khoảng 70% dân số.
- Ủy ban nhân dân xã quan tâm thực hiện tốt công tác chăm sóc SKSS-KHHGĐ trên địa bàn, Trẻ em từ 0-5 tuổi suy dinh dưỡng thể cân nặng chiếm 6,12%, thể thấp còi là 9,18%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đến thời điểm báo cáo đạt 85,04% (số liệu đến tháng 4/2021), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tiếp tục duy trì ở mức ổn định. Thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động của Trạm Y tế xã trong khám và điều trị bệnh ban đầu cho người dân. Duy trì tổ chức thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế.
- Hàng năm có 90% trở lên hộ gia đình đạt gia đình văn hóa, giữ vựng 6/6 ấp văn hóa, 100% cơ quan, đơn vị trường học đạt chuẩn đơn vị văn hóa.
- Huy động mọi nguồn vốn trong cộng đồng và vốn quốc gia giải quyết việc làm phấn đấu hàng năm tạo mọi điều kiện thuận lợi giới thiệu việc làm cho trên 500 lao động. Thu nhập bình quân trên đầu người 60 triệu/người/năm. Không ngừng đầu tư vào công tác xóa nghèo một cách có hiệu quả, không để tình trạng tái nghèo.
- Chăm lo tốt cho các gia đình chính sách, vận động nhân dân và mạnh thường quân ủng hộ quỹ vì người nghèo, quỹ thực hiện các chương trình "Đền ơn đáp nghĩa" trên địa bàn.
- Đặc điểm diện tích đất sản xuất lúa trên địa bàn tập trung vào những cánh đồng chính (Trảng Sa, Thuận Lợi, Sóc Lào, Bà Nhã), hệ thống giao thông nội đồng được quan tâm mở rộng và nâng cấp nhưng chưa đảm bảo độ cứng để vận chuyển vật tư, hàng hóa của nhân dân, hiện tại còn nhiều tuyến đường đã xuống cấp. Có một số hộ sản xuất nông nghiệp không thuần nông mà kết hợp lao động với các ngành nghề khác như: buôn bán nhỏ, làm công nhân… nhìn chung thu nhập của đại đa số hộ dân từng bước được cải thiện.
IV. KINH TẾ - XÃ HỘI:
1. Cơ cấu kinh tế:
- Xã Đôn Thuận phát triển chủ lực là nền kinh tế nông nghiệp.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 70% trong tổng giá trị kinh tế nông nghiệp.
- Tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng 13% trong phát triển kinh tế.
- Ngành dịch vụ thương mại trên cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu hàng hóa của địa phương chiếm tỷ trọng 17% trong tổng sản lượng phát triển kinh tế.
2. Hình thức tổ chức sản xuất chính:
- Nông nghiệp: Hình thức sản xuất chủ yếu là kinh tế hộ gia đình. Có tổng diện tích đất nông nghiệp là 3.491,92ha, trong đó: tổng diện tích cây Cao su 2.689ha, diện tích cây ngắn ngày là 802,92ha, có trung tâm sản xuất giống Trảng Bàng và khu nông trường Bời Lời. Trên địa bàn xã Đôn Thuận hiện nay có 5 Tổ Hợp tác gồm 53 thành viên chủ yếu sản xuất cây ăn trái, gia cầm, gia súc và các Tổ hợp tác tự tìm nguồn đầu ra. Ngoài ra, xã có 6 cơ sở làng nghề bánh tráng trong đó có 02 cở sở sản xuất theo dây chuyền khép kín.
- Về chăn nuôi: Trong xã có 2 trại heo lớn (ấp Bà Nhã và Thuận Lợi), 1 trại gà (ấp Sóc Lào). Chăn nuôi nhỏ lẻ bao gồm: gà, vịt, cá, ếch… ở từng hộ gia đình cũng được phát triển.
- Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – thương mại – dịch vụ:
+ Trên địa bàn xã có các cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất gạch, dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ, các hoạt động thương mại, dịch vụ với nhiều hình thức như: cơ sở internet, cửa hàng tạp hóa, quán ăn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của nhân dân. Các điểm tập trung chính ở các ấp: Sóc Lào, Bến Kinh và Trảng Sa.
+ Tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích phát triển (nghề làm bánh tráng, nghề mộc…) đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ và cùng với nông nghiệp và dịch vụ phần làm tăng tỷ trọng nền kinh tế của xã, cải thiện đời sống người dân, tăng thu nhập.
+ Dịch vụ thương mại trên địa bàn có rất ít điểm kinh doanh thương mại, gồm có Chợ Sóc Lào nằm tại ấp Sóc Lào (giao lộ giữa Tỉnh Lộ 789 và Hương Lộ 12). Ngoài ra còn có các điểm kinh doanh theo dạng hộ cá thể như dược phẩm, xăng dầu, vật liệu xây dựng, quán ăn, cà phê, giải trí… dọc theo các tuyến đường Tỉnh Lộ 789, đường Nông Trường, Tỉnh Lộ 782.
Ý kiến bạn đọc