Trảng Bàng: Phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi (DTHCP) và Tai xanh trên heo trên địa bàn thị xã năm 2023

Thứ ba - 28/11/2023 16:50 155 0
Trảng Bàng: Phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi (DTHCP) và Tai xanh trên heo trên địa bàn thị xã năm 2023
Hình minh họa
Hình minh họa

Căn cứ Kế hoạch số 116/KH-SNN ngày 10/01/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phòng, chống dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2023.

UBND thị xã xây dựng Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi (DTHCP) và Tai xanh trên heo trên địa bàn thị xã năm 2023, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Chủ động ngăn chặn, giám sát, phát hiện sớm, sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời để ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ xâm nhiễm và lây lan dịch bệnh DTHCP, Tai xanh trên heo trên địa bàn tỉnh.

- Phấn đấu không để dịch bệnh Tai xanh trên heo và Dịch tả heo Châu Phi xảy ra; khi có dịch bệnh, phát hiện kịp thời, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện tốt việc chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi theo quy định, tự tiêm phòng cho đàn gia súc của mình.

- Vận động các tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc thực hiện tốt các quy định của Luật Thú y, tuân thủ các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc và kiểm dịch động vật. kiểm soát các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ heo, sản phẩm của heo nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

- Tổ chức triển khai giám sát dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở nhằm phát hiện sớm, thông tin kịp thời tình hình dịch bệnh và khống chế kịp thời khi dịch ở diện hẹp, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

- Ổn định, khôi phục chăn nuôi, tái đàn sau dịch.

II. NỘI DUNG

1. Xã hội hóa tiêm phòng bệnh Tai xanh trên heo

- Tiếp tục vận động người chăn nuôi tự tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Tai xanh cho đàn heo của mình.

- Khi có dịch xảy ra: tổ chức tiêm phòng cho heo tại các khu phố, ấp nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong tại các khu phố, ấp chưa có dịch trong cùng xã, phường và các xã, phường tiếp giáp xung quanh với xã, phường có dịch.

2. Công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng

- Đối với các trang trại chăn nuôi tập trung: hướng dẫn thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt.

- Đối với các hộ chăn nuôi, gia trại: hướng dẫn thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc nhằm tiêu diệt các loại mầm bệnh, trong đó có vi rút cúm gia cầm.

- Tổ chức 02 đợt vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm và các sản phẩm của gia súc, gia cầm bằng hóa chất.

- Ngoài ra, khuyến cáo thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ gia súc, gia cầm; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.

3. Quản lý chăn nuôi và dịch bệnh

a) Quản lý chăn nuôi

Nhằm nắm bắt kịp thời tình hình chăn nuôi để có giải pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp; các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi trên địa bàn thị xã phải kê khai hoạt động chăn nuôi với UBND các xã, phường; mỗi quý 01 lần, thời gian từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối quý theo mẫu quy định tại Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.

b) Công tác giám sát, quản lý phát hiện bệnh

- Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức giám sát địa bàn chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả phòng bệnh.

- Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát đàn heo; nếu phát hiện heo bệnh, nghi mắc bệnh DTHCP, Tai xanh trên heo, heo chết không rõ nguyên nhân hoặc heo, sản phẩm của heo nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì báo cáo cơ quan thú y để lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật) chẩn đoán, xét nghiệm bệnh; cần tập trung đối với đàn heo trong vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao.

- Khuyến cáo người chăn nuôi: thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định vệ sinh thú y trong chăn nuôi; báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan có thẩm quyền về diễn biến bất thường của đàn heo.

- Tổ chức lấy mẫu giám sát đối với heo sống và các sản phẩm từ heo nhập lậu vào thị xã (nếu có), các cơ sở giết mổ và một số hộ, trang trại chăn nuôi heo; thực hiện các đợt lấy mẫu giám sát theo chương trình của Chi Cục Thú y.

4. Tuyên truyền

- Thường xuyên cập nhật thông tin, theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh để kịp thời thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến tất cả những người làm thú y cơ sở, người chăn nuôi, người dân để nắm bắt, hiểu biết về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và chủ động ngăn chặn dịch bệnh DTHCP xâm nhiễm vào thị xã.

- Hình thức tuyên truyền: Xây dựng chuyên mục, tài liệu, tờ rơi về bệnh DTHCP để tuyên truyền qua kênh của Trung tâm Văn hóa, thể thao và Truyền thanh thị xã... đảm bảo nội dung tuyên truyền đến các trang trại, hộ chăn nuôi, hộ kinh doanh vận chuyển, buôn bán, giết mổ heo.

- Nội dung tuyên truyền: Các chế độ, chính sách đối với người chăn nuôi khi có dịch bệnh; các hành vi bị cấm trong chăn nuôi: nêu rõ tác hại của việc nhập lậu heo, sản phẩm từ heo nhiễm bệnh gây thiệt hại đến người chăn nuôi, giấu dịch, vứt xác ra môi trường,...làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; thực hiện 5 không: Không giấu dịch; Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, chết; Không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, chết; Không vứt xác lợn chết ra môi trường; Không sử dụng thức ăn dư thừa.

5. Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật

Tăng cường hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành để kiểm tra, kiểm soát phương tiện vận chuyển heo và các sản phẩm từ thịt heo ra vào thị xã. Thực hiện kiểm dịch vận chuyển theo Thông tư số 25/2016/TT- BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

6. Xử lý khi có dịch xảy ra

Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, cần phải nhanh chóng triển khai các biện pháp chống dịch và xử lý ổ dịch theo quy định của Luật Thú y; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT và các văn bản hướng dẫn về kỹ thuật của Cục Thú y.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng Kinh tế .

- Đơn vị phối hợp thực hiện:

+ Trạm Chăn nuôi và Thú y.

+ UBND các xã, phường;

+ Các cơ quan chuyên môn thuộc các phòng, ngành có liên quan: Trung tâm Y tế, Tài chính Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa và Thông Tin, Quản lý đô thị, Công an thị xã, Đồn Biên phòng Phước Chỉ, Đội quản lý thị trường số 1, Đội Thanh tra giao thông số 05./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm41
  • Hôm nay1,668
  • Tháng hiện tại16,316
  • Tổng lượt truy cập2,110,299

học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM
Công khai minh bạch
góp ý dự thảo
hợp không giấy
Thư điện tử
công báo tỉnh
cải cách hành chính
dịch vụ điện trực tuyến
xúc tiến đầu tư
csdl quốc gia
ZALO OA Phòng LĐTBXH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây