Trảng Bàng: Triển khai đợt tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thứ hai - 27/11/2023 17:11 139 0
Trảng Bàng: Triển khai đợt tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
Trảng Bàng: Triển khai đợt tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thực hiện Công văn số 4166/SNN-CCCN&TY ngày 03 tháng 11 năm 2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh về việc triển khai đợt tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. UBND thị xã Trảng Bàng triển khai đợt tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xã như sau:

1. Mục đích – Yêu cầu

- Chủ động ngăn chặn sự lây lan, sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả với dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xã, nhằm bảo vệ, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển.

- Làm giảm sự lưu hành của vi rút gây bệnh trong môi trường, cắt đứt đường truyền lây của mầm bệnh trên quần thể động vật. Trọng tâm là ngăn chặn dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm xảy ra.

- Triển khai đồng loạt trên toàn địa bàn thị xã để tăng hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh.

2. Nguyên tắc vệ sinh, khử trùng tiêu độc

- Người thực hiện khử trùng tiêu độc phải sử dụng bảo hộ lao động phù hợp.

- Trước khi phun hóa chất sát trùng phải dọn dẹp, vệ sinh khu vực khử trùng bằng biện pháp cơ học (quét dọn, cạo, cọ rửa).

- Pha chế và sử dụng hóa chất sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm pha đúng nồng độ, phun đúng tỷ lệ trên một đơn vị diện tích.

3. Cách thức tiến hành vệ sinh, tiêu độc khử trùng

3.1. Cơ sở chăn nuôi tập trung

- Phát quang cây cỏ xung quanh chuồng nuôi, quét dọn thu gom phân rác để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh.

- Phun khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận ít nhất 01 lần/tuần.

- Vệ sinh, khử trùng tiêu độc các phương tiện vận chuyển lợn, thức ăn,… trước khi ra, vào cơ sở.

3.2. Hộ gia đình chăn nuôi

- Quét dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt; thu gom phân rác, chất độn chuồng để đốt hoặc chôn.

- Quét dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm bao gồm cả nơi chăn thả; thu gom phân rác, chất độn chuồng để đốt hoặc chôn.

- Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm và vùng phụ cận mỗi tuần 1 lần.

- Vệ sinh sạch sẽ phương tiện và phun khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi lần vận chuyển.

3.3. Đối với cơ sở ấp nở gia cầm, thuỷ cầm

- Phát quang cây cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp, đường ra vào cơ sở ấp; thu gom vỏ trứng sau khi đã ấp nở để tiêu huỷ.

- Phun tiêu độc khử trùng hàng ngày toàn bộ diện tích cơ sở ấp trứng, đường ra vào cơ sở ấp trứng, các phương tiện vận chuyển trứng giống và gia cầm mới ấp nở...

3.4. Phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật 

Vệ sinh cơ giới sạch sẽ và phun tiêu độc khử trùng trước và sau mỗi lần vận chuyển.

3.5. Cơ sở giết mổ

- Phát quang cây cỏ xung quanh cơ sở, nhà xưởng; khơi thông cống rãnh.

- Toàn bộ khu vực nuôi nhốt phải được vệ sinh, tiêu độc khử trùng; phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh, tiêu độc khử trùng trước khi ra/vào cơ sở giết mổ.

- Nơi giết mổ phải được vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi ca sản xuất; thu gom chất thải rắn để xử lý.

3.6. Chợ buôn bán động vật và sản phẩm động vật

- Các hộ kinh doanh tự thực hiện vệ sinh các quầy bán thịt; quét dọn sạch sẽ khu vực buôn bán của mình.

- Ban quản lý chợ tổ chức phun thuốc sát trùng khu vực buôn bán gia súc, gia cầm cuối mỗi buổi chợ.

- Quét dọn và xử lý chất thải rắn trong chợ bằng biện pháp chôn hoặc đốt.

3.7. Nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm

- UBND các xã, phường huy động lực lượng tổ chức quét dọn, vệ sinh sạch sẽ.

- Việc phun khử trùng chỉ được thực hiện sau khi đã vệ sinh cơ giới như quét dọn, cọ, rửa sạch.

3.8. Tại cửa khẩu và khu vực đường mòn, lối mở biên giới

Vệ sinh, tiêu độc khử trùng các phương tiện dùng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua cửa khẩu và khu vực đường mòn, lối mở.

3.9. Đối với động vật, sản phẩm động vật nhập lậu bị thu giữ

- Vệ sinh, tiêu độc khử trùng các phương tiện dùng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập lậu bị bắt giữ.

- Quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực nhốt, giữ động vật ngay sau mỗi đợt tiêu hủy. Phân, rác thải phải được xử lý chôn hoặc đốt.

4. Phương thức thực hiện

- Đối với hộ chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm: Trạm Chăn nuôi và Thú y tổ chức san nhỏ, dán nhãn chai thuốc sát trùng, phát thuốc sát trùng và hướng dẫn thực hiện tiêu độc sát trùng cho các hộ chăn nuôi quy mô đàn gà, vịt dưới 1.000 con; cút dưới 5.000 con; heo và trâu bò dưới 50 con.

- Các trang trại chăn nuôi, cơ sở ấp trứng và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, khu vực tập kết, thu gom gia súc, gia cầm tự lo kinh phí thực hiện.

4. Tổ chức thực hiện

a. Phòng Kinh tế thị xã phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y thị xã tổ chức kiểm tra quá trình thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả triển khai.

b. Trạm Chăn nuôi và Thú y thị xã cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc sát trùng để các xã, phường chủ động thực hiện (thuốc sát trùng phân bổ cho thị xã Trảng Bàng: 300 lít, chai nhỏ đựng thuốc sát trùng 3.000 chai).

Hướng dẫn người chăn nuôi; cơ sở chế biến, giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng đúng quy trình kỹ thuật;

c. UBND các xã, phường chỉ đạo các ấp, khu phố tổ chức thực hiện nghiêm túc tháng vệ sinh tiêu độc môi trường với những nội dung chính sau đây:

- Phối hợp với Phòng Kinh tế thị xã và Trạm Chăn nuôi và Thú y thị xã triển khai thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng trên địa bàn quản lý;

- Tổ chức huy động lực lượng để thực hiện tiêu độc khử trùng đạt hiệu quả cao; tổ chức kiểm tra việc thực hiện trên địa bàn các ấp, khu phố;

- Phân công Thú y cơ sở về Trạm Chăn nuôi và Thú y thị xã nhận thuốc sát trùng để tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đồng thời khuyến cáo các hộ chăn nuôi gia đình, chợ buôn bán, khu vực tập kết, thu gom gia cầm, cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở ấp trứng tự vệ sinh, tiêu độc khử trùng định kỳ.

- Đối với các xã khu vực biên giới thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại đường mòn, lối mở có vận chuyển gia súc, gia cầm qua biên giới.

5. Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện trong vòng 1 tháng từ ngày 21/11/2022 đến ngày 21/12/2022.

Kết thúc đợt tiêu độc khử trùng đề nghị Trạm Chăn nuôi và Thú y báo cáo kết quả thực hiện về UBND thị xã (trực tiếp Phòng Kinh tế) trước ngày 25/12/2022 để tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập67
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm66
  • Hôm nay580
  • Tháng hiện tại43,937
  • Tổng lượt truy cập2,329,345

học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM
Công khai minh bạch
góp ý dự thảo
hợp không giấy
Thư điện tử
công báo tỉnh
cải cách hành chính
dịch vụ điện trực tuyến
xúc tiến đầu tư
csdl quốc gia
ZALO OA Phòng LĐTBXH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây