Kết quả bước đầu thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ về chuyển đổi số

Thứ ba - 12/07/2022 09:15 204 0
Vừa qua, tại hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Tấn Đức báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 26.1.2021 của Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Theo ông Nguyễn Tấn Đức, trên cơ sở Nghị quyết số 02 của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Thời điểm này, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg, ngày 15.6.2021 phê duyệt chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 và Quyết định số 411/QĐ-TTg, ngày 31.3.2022 phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Căn cứ hai quyết định trên, để cập nhật, bổ sung các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo các chiến lược mới, UBND tỉnh giao cho Sở TT&TT nghiên cứu rà soát, bổ sung Chương trình chuyển đổi số tỉnh mà UBND tỉnh đã ban hành. Đến nay, Sở đang tổ chức lấy ý kiến các sở, ngành và địa phương.

Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Tấn Đức cho biết, sau 1 năm rưỡi ban hành nghị quyết, đến nay, việc triển khai chuyển đổi số tại Tây Ninh đạt kết quả cụ thể như sau:

Đối với công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số phát triển kinh tế số, xã hội số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong chuyển đổi sổ, UBND tỉnh ban hành kế hoạch nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, dự tính trên 5,1 tỷ đồng.

Sau đó, Sở TT&TT phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về chuyển đổi; tư vấn về chiến lược chuyển đổi số cho các doanh nghiệp; tập huấn, hướng dẫn về lựa chọn, đăng ký, triển khai và sử dụng các nền tảng số tham gia chương trình, cũng như tổ chức các chương trình tập huấn, đào tạo kỹ năng sử dụng và khai thác hiệu quả các nền tảng số.

Về xây dựng chính quyền số, thời gian qua, Trung tâm tích hợp dữ liệu (THDL) của tỉnh được đầu tư, xây dựng bảo đảm cung cấp tài nguyên triển khai các hệ thống thông tin của tỉnh. Trung tâm được trang bị hệ thống tường lửa, chống xâm nhập và bảo đảm an toàn dữ liệu.

Trung tâm cũng đã được nâng cấp, bổ sung thêm máy chủ, hệ thống lưu trữ trong năm 2021. Đến nay, Trung tâm cơ bản đáp ứng nhu cầu triển khai các nền tảng số của tỉnh đến năm 2025. Thời gian qua, tỉnh cũng đã xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm giám sát, điều hành KT-XH tập trung, triển khai một số dịch vụ đô thị thông minh cho người dân và doanh nghiệp; triển khai trục liên thông dữ liệu LGSP để kết nối, chia sẻ dữ liệu với một số bộ, ngành và triển khai trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) kết nối với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.

Ông Nguyễn Tấn Đức cho biết, tỉnh đã xây dựng một số hệ thống thông tin dùng chung trên địa bàn tỉnh như hệ thống văn phòng điện tử tập trung (eGov) đáp ứng các yêu cầu mới của các cơ quan Trung ương, ký số trên thiết bị di động; nâng cấp hệ thống một cửa điện tử và cổng dịch vụ công trực tuyến thành hệ thống thông tin giải quyết TTHC thống nhất trên địa bàn tỉnh và hệ thống kết nối khai thác được CSDL dân cư. Sở TT&TT cũng đã triển khai hệ thống báo cáo thông tin kinh tế - xã hội phục vụ công tác quản lý điều hành của lãnh đạo, đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước.

Ngoài ra, đơn vị cũng đã triển khai phần mềm họp không giấy cho tất cả các cơ quan nhà nước trong tỉnh, qua đó góp phần tiết kiệm chi phí cho các cơ quan Nhà nước trong việc tổ chức hội, họp. Hệ thống hội nghị trực tuyến được xây dựng đáp ứng việc tổ chức các cuộc họp trực tuyến từ Trung ương tới cấp huyện và hơn 70% đơn vị cấp xã.

Hiện nay, các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp bảo đảm theo yêu cầu của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ. Hệ thống hỏi đáp trực tuyến của tỉnh giúp giải đáp những câu hỏi của người dân và doanh nghiệp tiện lợi, nhanh chóng. Hệ thống tổng đài 1022 tiếp nhận phản ánh hiện trường của người dân đã được triển khai mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Việc ứng dụng CNTT tại Trung tâm hành chính công của tỉnh và bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã được quan tâm thúc đẩy. Cán bộ tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính đều sử dụng phần mềm một cửa điện tử tập trung. Theo ông Nguyễn Tấn Đức, tổng kinh phí dự kiến thực hiện ở giai đoạn 2021-2025 là 322 tỷ đồng (phần do đơn vị này quản lý), trong đó, nguồn vốn đầu tư phát triển 222 tỷ đồng (đã thực hiện 115,6 tỷ đồng) và nguồn vốn sự nghiệp khoa học là 100 tỷ đồng (đã thực hiện 39,5 tỷ đồng).

Về xây dựng kinh tế số, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đơn vị đã dự thảo kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025. Ngoài ra, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh năm 2022 và kế hoạch về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh.

Về xây dựng xã hội số, trên cơ sở chỉ đạo của UBQG về chuyển đổi số, hướng dẫn của Bộ TT&TT, Sở TT&TT đã có văn bản hướng dẫn các địa phương thành lập tổ công nghệ cộng đồng. Cụ thể, mỗi ấp/khu phố, tổ dân phố/tổ tự quản có thể thành lập 1 tổ công nghệ số cộng đồng. Mỗi tổ công nghệ số cộng đồng có thể gồm trưởng ấp/khu phố, tổ trưởng tổ dân phố/tổ tự quản và nhân sự khác có lòng nhiệt tình hoạt động cộng đồng, có khả năng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số.

Về hạ tầng mạng viễn thông, tỉnh đang triển khai thử nghiệm hệ thống 5G tại thành phố Tây Ninh của Tập đoàn Viettel. Theo số liệu của Bộ TT&TT, Tây Ninh hiện có 70,65% tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh (835.000 dân số trưởng thành); 100% tỷ lệ hộ gia đình có người có điện thoại thông minh (329.898 hộ gia đình); 80,21% tỷ lệ hộ gia đình có kết nối internet băng rộng cáp quang (264.607 hộ gia đình). Sở cũng đã trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Tấn Đức cho biết, đối với việc xây dựng nền tảng đô thị thông minh, làng xã thông minh, Sở đã tổ chức góp ý và có văn bản thẩm định Đề án “Chuyển đổi số và xây dựng thị xã Hoà Thành trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. Hiện nay, UBND thị xã Hoà Thành đang hoàn thiện trình UBND tỉnh cho chủ trương phê duyệt đề án và tổ chức thực hiện. Về xây dựng thí điểm xã chuyển đổi số, làng xã thông minh, Sở đang phối hợp với một số trường, học viện và học hỏi tỉnh Đồng Tháp để hướng dẫn thí điểm tại một xã của thị xã Hoà Thành, dự kiến thực hiện trong tháng 7.2022.

Đối với vấn đề xây dựng kế hoạch thúc đẩy tăng điểm chỉ số chuyển đổi số, trên cơ sở kết quả chỉ số chuyển đổi số năm 2020 của Tây Ninh (đạt 46/63 tỉnh/thành phố, trong đó chính quyền số đạt 32/63), Sở cũng đã có báo cáo phân tích sơ bộ. Hiện nay, Bộ TT&TT đang tiến hành đánh giá chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2021. Sau khi có kết quả, Sở sẽ tham mưu ban hành kế hoạch đề ra các giải pháp để thúc đẩy tăng chỉ số DTI trong thời gian tới.

Về tiến độ triển khai thực hiện việc tích hợp số liệu, dữ liệu bảo đảm chất lượng phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đối với Trung tâm giám sát điều hành kinh tế - xã hội tập trung của tỉnh (IOC), hiện tại, các hệ thống CSDL quốc gia, CSDL ngành, lĩnh vực do các cơ quan ở Trung ương chia sẻ qua trục NGSP đã được kết nối về trục LGSP của tỉnh để phục vụ việc khai thác trực tiếp hoặc liên thông dữ liệu với các hệ thống của tỉnh (VNpost, hộ tịch, tư pháp, liên thông văn bản, văn bản pháp luật, đăng ký kinh doanh…).

Theo ông Nguyễn Tấn Đức, đến nay, kết quả đạt khoảng 50% tỷ lệ các ứng dụng (7/14 ứng dụng) có dữ liệu dùng chung được kết nối, sử dụng qua nền tảng LGSP. Đối với CSDL quốc gia về dân cư, đơn vị cũng đã phối hợp Bộ Công an thực hiện rà soát, đánh giá an toàn thông tin và đã thực hiện hiệu chỉnh hệ thống theo khuyến nghị của Bộ Công an.

Đức Tiến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay1,439
  • Tháng hiện tại29,384
  • Tổng lượt truy cập2,237,779

học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM
Công khai minh bạch
góp ý dự thảo
hợp không giấy
Thư điện tử
công báo tỉnh
cải cách hành chính
dịch vụ điện trực tuyến
xúc tiến đầu tư
csdl quốc gia
ZALO OA Phòng LĐTBXH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây