Tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh

Thứ sáu - 26/11/2021 17:00 157 0

Tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh

Tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư

Dịch bệnh COVID – 19 đã tác động rất nhiều đến các mặt về đời sống kinh tế, xã hội trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Riêng ở Tây Ninh, các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đều bị tác động, hoạt động trong điều kiện rất nhiều khó khăn. Hầu hết các ngành công nghiệp và các hoạt động thương mại, dịch vụ vận tải, nông nghiệp đều bị ảnh hưởng. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng so với thời điểm trước dịch COVID-19. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ giảm 6,6% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch giảm 16% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư xã hội đạt 21.238 tỷ đồng, giảm 12,3% so với cùng kỳ.

Ngày 03/9/2021, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định số 2104/QĐ-UBND về phương án khôi phục sản xuất trong điều kiện dịch bệnh COVID-19. Trong đó, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, xây dựng cơ bản tạm thời áp dụng trong phạm vi các vùng xác định cấp độ dịch bệnh vùng cam, vàng và vùng vùng xanh. Đối với vùng nguy cơ dịch bệnh rất cao (vùng đỏ, được xác định trong phạm vi ấp, khu phố); vùng đang bị phong tỏa, cách ly y tế theo quy định thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, xây dựng tiếp tục tạm dừng.

Trước tình hình trên, ngày 06/9/2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư có Báo cáo số 321/BC-SKHĐT đề xuất giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cụ thể:

- Để doanh nghiệp quay trở lại hoạt động phải tuân thủ theo phương án khôi phục sản xuất trong điều kiện dịch Covid-19 tại Quyết định số 2104/QĐ-UBND ngày 03/9/2021 của UBND tỉnh.

- Tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối, hỗ trợ trao đổi, vận chuyển, phân phối tiêu thụ các loại hàng hóa giữa các địa phương, các biện pháp điều độ, cung cấp kịp thời, ổn định các nguồn nguyên vật liệu, năng lượng cần thiết (điện, xăng dầu, vật liệu, ...) phục vụ thiết thực cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Đơn giản việc thực hiện các thủ tục hành chính, các điều kiện thụ hưởng để các doanh nghiệp tiếp cận được các gói hỗ trợ của Chính phủ (Gói hỗ trợ không nên quy định chi hỗ trợ cho một hạng mục chi phí cụ thể, không phân biệt về quy mô, đặc điểm cụ thể của DN), gói vay lãi suất ưu đãi của các tổ chức tín dụng. Hỗ trợ tiền mặt cho Doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”, ưu tiên trong KCN, KCX, KKT và các Doanh nghiệp ngoài KCN, KCX, KKT nhưng có lượng công nhân lớn và nộp ngân sách đúng theo quy định của 2 năm trước liền kề. Giao Sở Tài chính nghiên cứu gói hỗ trợ, có thể chia thành nhiều đợt tùy vào ngân sách của tỉnh (kể cả chi đầu tư công)

- Hướng dẫn doanh nghiệp tự xét nghiệm và tạo điệu kiện về thủ tục để Doanh nghiệp chủ động mua vaccine.

- Thực hiện đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin, ưu tiên tiêm vaccine cho lao động “3 tại chỗ”, tài xế vận chuyển hàng hóa, lao động trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng thiết yếu, chế biến hàng nông sản, vận tải, các ngành hàng chủ lực của tỉnh; tổ chức nhiều điểm tiêm cố định và lưu động, tạo thuận lợi và bảo đảm an toàn, hiệu quả cho người được tiêm theo Kế hoạch tiêm chủng của tỉnh khi được Trung ương phân bổ nguồn vaccine. Người lao động đạt thời gian 2 tuần sau khi tiêm đủ 2 mũi sẽ được về nhà có cấp giấy chứng nhận (trên nền tảng Sổ khám sức khỏe Điện tử) và được phép đi lại giữa nơi ở và nơi làm việc.

Ngoài ra, với với vai trò là tổ chức kết nối, hỗ trợ DN, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai những nội dung trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian qua, cụ thể như sau:

Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND tỉnh: Quyết định số 2104/QĐ-UBND ngày 03/9/2021 ban hành Phương án khôi phục sản xuất trong điều kiện dịch bệnh COVID-19; Văn bản triển khai Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid – 19; Văn bản triển khai Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 03/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và Văn bản số 7050/VPCP-DMDN ngày 30/9/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc báo cáo tổng hợp, phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, người lao động tháng 8/2021 của Ban IV

Bên cạnh đó, Sở đã đẩy mạnh việc rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đầu tư để phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực. Đẩy mạnh công tác giám sát đầu tư sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giám sát các vấn đề về lao động người nước ngoài được cấp phép và quản lý chặt chẽ theo quy định.

Tiếp tục phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đầu tư hệ thống đường bộ tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa giữa các khu công nghiệp, khu kinh tế với các tỉnh, thành phố. Tăng cường công tác xây dựng hạ tầng điện, cấp thoát nước, viễn thông, hệ thống xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế.

Tập trung phát triển hạ tầng các cửa khẩu bao gồm: cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính, mời gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư các dự án bến, bãi, kho phục vụ cho nhu cầu lưu thông hàng hóa với các tỉnh giáp biên Campuchia, phát triển dịch vụ logistics.

Tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư.


  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay706
  • Tháng hiện tại89,960
  • Tổng lượt truy cập2,183,943

học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM
Công khai minh bạch
góp ý dự thảo
hợp không giấy
Thư điện tử
công báo tỉnh
cải cách hành chính
dịch vụ điện trực tuyến
xúc tiến đầu tư
csdl quốc gia
ZALO OA Phòng LĐTBXH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây