Tháng 11 lại về trong không khí hân hoan của cả nước hướng về ngày nhà giáo Việt nam 20/11, ngày mà cả xã hội với tấm lòng trân trọng tôn vinh công lao cao cả đối với nhà giáo, chúng ta ai củng có một niềm tin yêu của một thời thơ ấu tuổi học trò, những tâm hồn trong trắng tuổi học trò cũng đang suy nghĩ về thầy cô kính mến của mình với lòng biết ơn sâu đậm và niềm tôn kính vô hạn. Đó là dịp để toàn xã hội thể hiện tình cảm tốt đẹp đối với ngành GD&ĐT và đối với những người làm công tác giáo dục, khẳng định những cống hiến và đóng góp của ngành giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, củng cố lòng yêu nghề của các nhà gáo. Sự tôn vinh người thầy không chỉ nói lên truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam mà còn biểu thị niềm tin, lòng mong mỏi của toàn XH đối với các Thầy cô giáo đòi hỏi mỗi chúng ta phải không ngừng phấn đấu rèn luyện trau dồi đạo đức, tình yêu nghề nghiệp, phong cách và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ xứng đáng với vinh dự của một nghề cao quý.
Lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc ta đã được các thế hệ cha ông xây dựng bồi đắp nên những giá trị truyền thống văn hoá đậm bản sắc dân tộc. Chính sức mạnh của truyền thống văn hoá ấy đã làm nên sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Để lưu giữ vun đắp và truyền lại những giá trị truyền thống đó từ thế hệ này qua thế hệ khác, qua bao biến cố của lịch sử cha ông ta đã phải trải qua bao thử thách hy sinh. Có thể nói rằng trong quá trình đấu tranh và phát triển nền văn hóa dân tộc, vai trò của các thế hệ nhà giáo Việt Nam đã đóng góp một cách xứng đáng. Và củng có nghĩa rằng trong những giá trị truyền thống văn hoá Việt Nam đã có chứa đựng những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam.
Bài học về những nét đẹp của truyền thống nhà giáo Việt Nam đã luôn luôn giúp cho các thế hệ nhà giáo tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp cao cả mà từ ngàn xưa luôn được nhân dân ta tôn vinh kính trọng. Nói tới vị trí xã hội và vai trò người thầy giáo, Nguyễn Trãi viết: "Người thầy giáo không những dạy chữ mà còn dạy đạo lý làm người". Đó là đào luyện tâm hồn, đào tạo lớp lớp thế hệ trẻ, lớp sau kế tiếp lớp trước bước vào đời, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cũng nói về vấn đề này, Tago - nhà hiền triết và thi hào của ấn Độ viết: "Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục một người thầy giáo thì được một thế hệ".Có lẽ câu này đúng với mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời đại, còn với Việt Nam nơi xứ sở của truyền thống tôn sư trọng đạo, quý mến thầy giáo thì điều đó vô cùng to lớn. Vì nó đã đi sâu vào thơ ca " Qua sông phải bắc cầu Kiều - Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy".Ca ngợi nghề dạy học. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo". Người thầy giáo vinh dự đã lớn nhưng trọng trách lại càng nặng nề, tính chuẩn mực, mô phạm đòi hỏi càng cao, người thầy giáo phải "Khuôn vàng thước ngọc" là "Tấm gương cho học sinh noi theo". Người thầy giáo là bác sĩ tâm hồn có lòng nhân ái cứu chữa cho những con người tha hoá biến chất thành những người có tâm hồn trong sáng hơn.
Người thầy trong xã hội Việt Nam từ bao đời nay là biểu tượng cao quý, tượng trưng cho trí tuệ, tài năng của xã hội. Bao đời nay dân ta vẫn nói " Không thầy đố mày làm nên". Dẫu rằng thầy không phải là tất cả, nhưng đội ngũ của thầy cô giáo quyết định trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Ôn lại truyền thống mỗi nhà giáo chúng ta càng tăng lòng thiết tha yêu nghề dạy học và tự hào về vị trí xã hội, sự vinh quang của nghề nghiệp như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : "Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẽ vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh”.
Tập thể thầy giáo, cô giáo chụp ảnh lưu niệm
Kế thừa và phát huy các thành quả đã đạt được trong các năm học trước năm học này công tác giáo dục cũng đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao và có chiều hướng phát triển đồng đều công tác giáo dục đạo đức học sinh cũng đạt được những thành công mới trước những sự biến đổi phức tạp của các tệ nạn xã hội. Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp và sự cố gắng của các thầy cô giáo, cán bộ, công nhân viên, các nhiệm vụ trọng tâm của năm học đều được thực hiện tốt với mục tiêu tất cả vì chất lượng thật, hiệu quả cao, đẩy mạnh cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, và các cuộc vận động Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm; Xây dựng nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh là con ngoan trò giỏi mà ngành giáo dục đã phát động trong mấy năm qua.
Tác giả: quantritrangbang quantritrangbang
Ý kiến bạn đọc