Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2022 thị xã Trảng Bàng

Thứ tư - 10/08/2022 07:55 547 0
Ủy ban nhân dân thị xã Trảng Bàng xây dựng Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2022 như sau:

 

 

 

I. Đánh giá công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường năm 2021

1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường:

Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường luôn được Ủy ban nhân dân thị xã đặc biệt quan tâm, thường xuyên tổ chức triển khai Luật Bảo vệ môi trường, công tác tuyên truyền môi trường hàng năm được thị xã tổ chức treo băng rôn, áp phích tại các tuyến đường chính, trụ sở cơ quan, đơn vị; tổ chức diễu hành tuyên truyền nhân “Ngày Môi trường Thế giới ngày 05/6”, “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”, “Giờ Trái đất”; “Tuần lễ Biển và Hải đảo” với thành phần tham dự bao gồm cán bộ công chức, các ban, ngành, đoàn thể và xã, phường, lực lượng đoàn viên thanh niên và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã; tổ chức treo băng rôn tuyên truyền tại trụ sở các phòng ban, ngành, đoàn thể thị xã và Ủy ban nhân dân các xã, phường. Tổ chức phát 44 băng ron, 30 tờ phướng, 48 buổi phát thanh tuyên truyền, hỗ trợ xã Đôn Thuận, Phước Bình 30 thùng rác thực hiện chương trình nông thôn mới.

Qua đó, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân, trong việc bảo vệ môi trường là việc làm có ý nghĩa, quyết định phát triển bền vững của địa phương. Các cấp, các ngành đều cơ bản thống nhất quan điểm không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Công tác quản lý môi trường đã có bước chuyển biến tích cực, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thị xã đặc biệt là các cơ sở sản xuất gạch đều đồng tình với chủ trương của nhà nước, tích cực hợp tác với địa phương trong việc đầu tư lựa chọn công nghệ sạch (từ lò Hoffman chuyển đổi sang lò Tuynel) bố trí vị trí thuận lợi để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường theo quy định. Đối với các cơ sở không có điều kiện chuyển đổi công nghệ hoặc vị trí không phù hợp thì ngưng hoạt động.

2. Công tác thẩm định và cấp giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường:

- Xác nhận 10 hồ sơ Kế hoạch bảo vệ môi trường

Lũy kế cấp hồ sơ môi trường đến cuối tháng 12/2020 là 1136 giấy xác nhận (cam kết: 145, đề án: 927, kế hoạch bảo vệ môi trường: 80)

Công tác thẩm định Kế hoạch bảo vệ môi trường từng bước nâng cao chất lượng, từ chối triển khai các các dự án nguy cơ gây ô nhiễm, không có biện pháp bảo vệ môi trường khả thi.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về môi trường và thực hiện các kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường

3.1 Công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại:

- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường: đã tiếp nhận và giải quyết dứt điểm

+ Năm 2021: không phát sinh trường hợp phản ánh khiếu nại

- Công tác thanh tra, kiểm tra: Ủy ban nhân dân thị xã chỉ đạo cơ quan chuyên môn Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành, UBND các xã, phường kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiêu chí 17 về môi trường; hướng dẫn các cơ sở đăng ký thực hiện kế hoạch, đề án bảo vệ môi trường, thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường hàng năm đối với những cơ sở đã được Ủy ban nhân dân thị xã cấp giấy xác nhận để đánh giá mức độ ô nhiễm từ đó đề nghị cơ sở xả chất thải gây ô nhiễm phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý đạt quy chuẩn môi trường, cụ thể:

+ Năm 2021: kiểm tra 48 cơ sở

- Công tác phối hợp kiểm tra liên ngành (với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế Tây Ninh, Công an thị xã, Cảnh sát môi trường)

+ Năm 2021: kiểm tra 30 cơ sở

3.2 Tình hình xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường

- Năm 2021: không có

4. Công tác triển khai đề án môi trường, công tác quan trắc môi trường, xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường năm:

Thực hiện Báo cáo điều tra, thống kê và quan trắc đánh giá chất lượng môi trường xã Đôn Thuận.

6. Công tác thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa; giảm dần sản xuất và sử dụng túi, bao gói khó phân hủy

6.1. Công tác thu gom

Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Trảng Bàng hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường Xanh Huê Phương Việt Nam thu gom và xử lý.

Trên các tuyến đường chính trên địa bàn các xã, phường, do UBND các xã, phường đứng ra ký hợp đồng với các đội vệ sinh công ích. Kinh phí thu gom và xử lý được xã hội hóa.

Còn lại các tuyến đường ở khu vực vùng nông thôn của các xã, phường, không có đội vệ sinh thu gom, người dân phải tự xử lý chất thải sinh hoạt bằng cách ủ làm phân compost hoặc đốt.

Chất thải rắn nông thôn và chất thải rắn sinh hoạt được các đơn vị thu gom không tập kết hay lưu trữ lại mà vận chuyển thẳng đến bãi xử lý rác ở huyện Gò Dầu và Tân Châu.

Một số tổ chức, cá nhân thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Trảng Bàng: Công ty TNHH Thi Thanh Danh, Công ty TNHH Tươi Thịnh Phát, Công ty TNHH MTV Hiệp Thương Bảo, Công ty TNHH MTV Môi trường Xanh Khuê Phương Việt Nam và một số đơn vị công ích khác.

6.2 Về giảm thiểu sử dụng bao bì nhựa, túi ni lông, thu gom và tái chế túi ni lông khó phân hủy

- Về giảm thiểu khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại siêu thị, Siêu thị Coopmart Trảng Bàng, các cửa hàng Bách hóa xanh đã thực hiện chương trình chuyển đổi việc sử dụng bao bì, túi ni lông khó phân hủy thành bao bì, túi ni lông dễ phân hủy, thay lá chuối để gói rau. Đến nay, 100% bao bì, túi ni lông sử dụng tại Siêu thị này đều là bao bì, túi ni lông dễ phân hủy;

- Về hoạt động thu gom và tái chế bao bì nhựa, túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt: các khu dân cư tập trung, thị trấn, khu trung tâm thị xã: các xã đều được tuyên truyền, hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn và được đội vệ sinh công ích địa phương thu gom, tái chế. Đối với một số tuyến đường của các xã chưa có đội vệ sinh thu gom người dân tự thu gom và phân loại túi nilông tại nguồn rồi bán lại cho người người thu mua ve chai.,... các loại túi nilông này được tái chế thành nhựa tái sinh.

7. Bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thực hiện chỉ tiêu về bảo vệ môi trường (tiêu chí số 17.2; 17.3; 17.5) trong xây dựng nông thôn mới, năm 2021 Sở Tài nguyên và Môi trường công nhận đạt chỉ tiêu về bảo vệ môi trường (tiêu chí số 17.2; 17.3; 17.5) ở 2 xã Phước Bình và xã Đôn Thuận. Đến nay Sở TNMT đã thẩm định và công nhận 8 xã (An Tịnh, An Hòa, Gia Lộc, Lộc Hưng, Phước Chỉ, Hưng Thuận, Phước Bình, Đôn Thuận) xã đạt tiêu chí 17 về bảo vệ môi trường.

II. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và sử dụng ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2021.

1. Tình hình thực hiện và sử dụng ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2021.

1.1 Nhiệm vụ chuyên môn:

Trong năm, UBND thị xã đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo đúng kế hoạch đề ra:

- Báo cáo điều tra, thống kê và đánh giá chất lượng môi trường xã Đôn Thuận.

1.2 Nhiệm vụ thường xuyên:

- Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp đơn vị tư vấn thực hiện Báo cáo điều tra, thống kê và đánh giá chất lượng môi trường xã Đôn Thuận.

- Hỗ trợ 30 thùng rác cho 02 xã (Đôn Thuận, Phước Bình) thực hiện chương trình nông thôn mới,

- Thực hiện 100% Kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường nhân các Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch thế giới sạch hơn, Ngày Đa dạng sinh học…

 (Tổng hợp các nhiệm vụ, dự án kèm theo Phụ lục 2)

1.3 Những thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý môi trường của thị xã

Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã quan tâm, chú trọng nhiều hơn đến công tác bảo vệ môi trường; nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường đã có những chuyển biến tích cực. Đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường ngày càng có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cụ thể:

 Hiệu quả quản lý, kiểm soát ô nhiễm chưa cao. Việc quản lý, kiểm tra vẫn chưa bao quát hết các cơ sở sản xuất kinh doanh trên toàn địa bàn, chủ yếu tập trung các cơ sở có quy mô lớn; những cơ sở quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, hoạt động chăn nuôi,... chưa được kiểm soát. Trong khi đó, các cơ sở này chiếm số lượng lớn, phân bổ trên diện rộng nên khó kiểm soát, xử lý.

Công tác quản lý môi trường còn theo sự vụ, sự việc, công tác phối hợp chưa thực hiện tốt.

 Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt thấp do khó khăn trong việc kêu gọi đội vệ sinh công ích, vì ở khu vực nông thôn rộng, dân cư phân tán, nhiều tuyến giao thông nhỏ hẹp, khó khăn cho xe rác khi vào thu gom, tốn chi phí vận hành. Bên cạnh đó, kinh phí sự nghiệp môi trường cấp cho các xã, phường khá ít nên không đủ kinh phí cho việc tổ chức, bù đắp kinh phí cho hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt.

Do đó rác thải sinh hoạt của người dân nông thôn chủ yếu xử lý cách làm phân compost hoặc đốt.

 

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG THỊ XÃ TRẢNG BÀNG NĂM 2022

Qua đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2020. Ủy ban nhân dân thị xã xây dựng Kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2022 với những nội dung chính như sau:

I. Kế hoạch kế bảo vệ môi trường năm 2022

1. Hỗ trợ xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường bức xúc ở địa phương

1.1 Xử lý ô nhiễm các kênh, rạch thuộc lưu vực sông Vàm Cỏ Đông

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tiếp tục xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở giết mổ, chủ động phối hợp, tổ chức kiểm tra liên tục, đột xuất (cả ban đêm) đối với các cơ sở không chấp hành, nếu còn xả nước thải ra kênh rạch, sông suối, chưa vận hành hệ thống xử lý nước thải, xử lý nghiêm đối với các cơ sở này.

1.2 Hỗ trợ xử lý ô nhiễm do hoạt động công nghiệp, xây dựng giao thông ở khu công nghiệp, đô thị.

Đề xuất các giải pháp quản lý nước thải khu vực biên giới Campuchia chảy qua địa phận thị xã để có biện pháp xử lý kịp thời.

2. Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường

Nâng cao công tác thẩm định kế hoạch bảo vệ môi trường, hoàn thành các công trình xử lý môi trường, theo dõi kiểm tra giám sát môi trường; thực hiện tốt công tác quản lý chất thải nguy hại.

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý nhà nước về môi trường. Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác thanh, kiểm tra.

Tích cực tổ chức thanh kiểm tra định kỳ và đột xuất 60 cơ sở; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, ban Quản lý Khu Kinh tế, Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường trong công tác thanh kiểm tra giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo về môi trường và xử lý nghiêm các cơ sở không thực hiện kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường hàng năm và các cơ sở khác vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác khảo sát nước thải kiểm soát tình hình ô nhiễm môi trường khu vực biên giới Campuchia.

3. Quản lý chất thải rắn

- Tăng cường công tác quản lý rác thải. Trong đó tập trung thực hiện công tác xã hội hóa lĩnh vực phân loại, thu gom, xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại trên địa bàn thị xã. Triển khai các thùng rác công cộng trên các tuyến đường xã, phường.

- Phòng Quản lý Đô thị phối hợp với đơn vị có chức năng ký hợp đồng thu gom xử lý rác thải sinh hoạt đô thị và phối hợp với các cấp chính quyền địa phương. Vận động người dân ở nông thôn ký hợp đồng với đội vệ sinh công ích (đội vệ sinh phải có bô xử lý rác) thu gom, vận chuyển xử lý chất thải sinh hoạt về nơi xử lý tập trung.

 - Phòng Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra phát hiện và xử lý các hành vi xả rác, phóng uế bừa bãi gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường, tăng cường kiểm tra việc thu gom, xử lý chất thải công nghiệp không độc hại. Chất thải nguy hại từ hoạt động công nghiệp và y tế được thu gom phân loại và xử lý triệt để.

4. Tăng cường năng lực quản lý môi trường:

4.1 Tăng cường năng lực tổ chức cơ quan chuyên môn và cán bộ bảo vệ môi trường.

- Kiện toàn bộ máy tổ chức cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường từ cấp thị xã đến cấp xã, phường. Tích cực tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác bảo vệ môi trường từ thị xã đến xã, phường.

- Mua sắm trang thiết bị phục vụ các hoạt động thanh, kiểm tra thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường.

4.2 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường

- Hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuyên truyền, vận động người dân không vứt rác bừa bãi, vận động người dân tham gia mạng lưới thu gom rác và đóng phí vệ sinh đầy đủ.

II. Dự toán kinh phí thực hiện

Dự toán ngân sách chi sự nghiệp môi trường năm 2022 là: 600.000.000 đồng.

Chi tiết phân khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án về bảo vệ môi trường năm 2022 được thể hiện tại phụ lục 3 kèm theo Kế hoạch.

III. Tổ chức thực hiện:

1. Phòng Tài nguyên và Môi trường:

- Là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân thị xã thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an thị xã Trảng Bàng, các ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, phường tổ chức thực hiện kế hoạch; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch. Tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và báo cáo Ủy ban nhân dân thị xã.

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch.

2. Phòng Tài chính - Kế hoạch:

- Phân bổ ngân sách và thẩm định kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo kế hoạch.

3. Phòng Quản lý Đô thị:

- Tăng cường hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm đẩy mạnh và phát huy hiệu quả hoạt động phân loại rác thải tại nguồn ở các khu đô thị và nông thôn.

- Phối hợp với đơn vị thu gom rác thải có chức năng (có địa điểm xử lý rác) mở rộng tuyến thu gom rác đến các vùng nông thôn hướng tới thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí 17 về môi trường.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành đoàn thể thị xã

- Phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức chính trị xã hội thị xã triển khai thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của tầng lớp nhân dân và cán bộ trong công tác bảo vệ môi trường

4. Trung tâm Văn hóa Thông tin và Truyền thanh thị xã:

- Chủ động tăng cường các nội dung tuyên truyền giáo dục việc bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã.

5. Ủy ban nhân dân các xã, phường:

- Trên cơ sở các nội dung của Kế hoạch của thị xã, các xã, phường chủ động bổ sung, điều chỉnh kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn xã, phường cho phù hợp.

- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân tự nguyện, ý thức về bảo vệ môi trường trong hoạt động thu gom, xử lý chất thải trong khu dân cư, tích cực giám sát và giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, giải quyết các vụ việc khiếu nại liên quan đến môi trường hướng tới thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Thường xuyên chỉ đạo cán bộ địa chính – xây dựng – môi trường tăng cường công tác thanh kiểm tra nhằm kiểm tra giám sát, ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý.

- Báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hàng quý, năm về Ủy ban nhân dân thị xã (qua Phòng Tài nguyên và Môi trường) trước ngày 15/11/ 2022

Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các phòng, ban, đoàn thể thị xã và Ủy ban nhân dân các xã, phường báo cáo về Ủy ban nhân dân thị xã (thông qua Phòng Tài nguyên và Môi trường) để xem xét, giải quyết./.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay2,467
  • Tháng hiện tại47,058
  • Tổng lượt truy cập2,255,453

học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM
Công khai minh bạch
góp ý dự thảo
hợp không giấy
Thư điện tử
công báo tỉnh
cải cách hành chính
dịch vụ điện trực tuyến
xúc tiến đầu tư
csdl quốc gia
ZALO OA Phòng LĐTBXH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây